Dấu hiệu cảnh báo bệnh suy tim

Suy tim là một bệnh khá phổ biến và rất nguy hiểm

Vì sao Minh Thông Vương New được công nhận là Sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên an toàn?

Phân loại suy tim

4 giai đoạn suy tim và cách ngăn suy tim tiến triển nặng

Khoa học chỉ ra những nguyên nhân hàng đầu gây suy tim

Bảo vệ răng miệng thế nào để phòng ngừa rung nhĩ, suy tim?

Suy tim là tình trạng tim bị yếu, không thể bơm máu đi nuôi cơ thể một cách hiệu quả, khiến máu vận chuyển khắp cơ thể và qua tim chậm hơn so với người bình thường. Suy tim là một hội chứng lâm sàng, có căn nguyên là sự bất thường ở cấu trúc hoặc chức năng tim nên bệnh có thể điều trị nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn.

Thông thường, thương tổn gây suy tim xuất phát từ bệnh động mạch vành hay nhồi máu cơ tim. Những bệnh lý van tim, tăng huyết áp hoặc bệnh di truyền cũng có thể là nguyên nhân suy tim. Khi suy tim xảy ra, trái tim không còn có thể bơm đủ tốt để theo kịp với nhu cầu máu giàu oxy của cơ thể.

Dấu hiệu cảnh báo suy tim

Để giúp bệnh nhân có thể phát hiện ra các dấu hiệu sớm suy tim Hội Suy tim Hoa Kỳ (HFSA) đưa ra 5 dấu hiệu phát hiện sớm suy tim với từ viết tắt “FACES”.

 1, F (Fatigue) = Mệt mỏi

Thường xuyên mệt mỏi là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở bệnh nhân suy tim

Thường xuyên mệt mỏi là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở bệnh nhân suy tim

Khi tim không thể bơm đủ máu giàu oxy để đáp ứng nhu cầu của các mô cơ thể, một cảm giác chung là cảm thấy mệt mỏi. Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi tất cả các thời gian trong ngày và khó khăn với các hoạt động thường ngày như đi bộ, leo cầu thang, cầm nắm đồ vật.

2, A (Activity limitation): Hạn chế hoạt động

Người bị suy tim thường không thể làm các hoạt động bình thường vì họ trở nên dễ bị mệt mỏi và khó thở.

3, C (Congestion): Ứ trệ, sung huyết

Chất lỏng tích tụ trong phổi có thể gây ho, thở khò khè và khó thở dai dẳng. Ho đi kèm chất nhầy màu trắng hoặc máu.

4, E (Edema or ankle swelling): Phù hoặc sưng mắt cá chân

Khi dòng máu chảy ra khỏi tim chậm lại, máu trở về tim qua các tĩnh mạch sẽ bị trào ngược lên, gây ra chất lỏng tích tụ trong các mô. Thận kém khả năng thải natri và nước, gây ra tình trạng giữ nước trong các mô, đặc biệt là ở mắt cá chân, chân, đùi và bụng.

5, S (Shortness of breath): Khó thở

Người bệnh suy tim thường bị khó thở khi hoạt động (thường gặp nhất), khi nghỉ ngơi hoặc trong khi ngủ, có thể đến đột ngột Nguyên nhân là do máu “tràn” trong các tĩnh mạch phổi bởi vì tim hoạt động kém đi gây ra tình trạng ứ trệ dòng máu, nặng hơn có thể gây phù phổi.

Ngoài ra, người bệnh suy tim có thể có các biếu hiện sau:

- Chán ăn, buồn nôn: Do hệ thống tiêu hóa nhận được ít máu, gây ra các vấn đề tiêu hóa.

- Tim đập nhanh hoặc nhói đau.

- Suy giảm trí nhớ, nhầm lẫn, suy nghĩ chậm chạp thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi và người chăm sóc hoặc người thân có thể nhận thấy điều này đầu tiên… do có sự thay đổi nồng độ của một số chất trong máu (chẳng hạn như natri) gây ra tình trạng trên.

Chế độ dinh dưỡng người bệnh suy tim

Hạn chế các thực phẩm giàu natri: Khi người bệnh ăn nhiều muối sẽ làm tăng tình trạng giữ nước, dẫn tới tăng gánh nặng cho tim và ảnh hưởng xấu đến tình trạng suy tim. Hạn chế lượng natri đưa vào cơ thể sẽ giúp kiểm soát huyết áp, tránh phù nề, giảm tình trạng khó thở.

Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ: Những thực phẩm giàu chất xơ có trong các loại rau xanh, ngũ cốc, trái cây tươi... chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên, rất có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Người bệnh suy tim nên tăng cường thực phẩm giàu chất xơ

Người bệnh suy tim nên tăng cường thực phẩm giàu chất xơ

Cung cấp đủ lượng kali trong khẩu phần ăn: Kali là chất quan trọng nhất để duy trì hoạt động của tim. Có thể bổ sung kali cho cơ thể thông qua việc ăn chuối, bông cải xanh, bơ, nho...

Hạn chế chất béo và thực phẩm sinh hơi: Người bệnh tim mạch cần hạn chế lượng chất béo đưa vào cơ thể vì đây là nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạnh, làm gia tăng các loại bệnh tim mạch.

Hạn chế các loại thịt đỏ, mỡ động vật, thức ăn nhanh, các món chiên, xào, rán... nên ăn cá, thịt nạc và ưu tiên các món luộc, hấp. Tránh sử dụng những thực phẩm gây sinh hơi như trứng, đậu và thức ăn lên men.

Kiểm soát lượng nước đưa vào cơ thể mỗi ngày: Điều này tránh gây nên tình trạng phù nề, tích nước tăng gánh nặng cho tim. Bệnh nhân tốt nhất chỉ nên uống khi cảm thấy khát. Không sử dụng rượu, bia, các chất kích thích, thuốc lá

Bênh nhân suy tim nên tập luyện thế nào?

 

Bệnh nhân suy tim được vẫn khuyến khích các hoạt động thể lực. Các hoạt động thích hợp với người bệnh suy tim là đi bộ hoặc đạp xe và bơi lội nếu bệnh nhân từng tập luyện trước đây và suy tim không quá nặng.

- Nên bắt đầu thật chậm và tăng dần thời gian và cường độ vận động nếu thấy đủ sức.

- Mức vận động cần đạt: ít nhất 30 phút/ ngày (có thể chia thành nhiều lần), trên 5 lần/ tuần.

- Tập vào thời điểm nhất định trong ngày để tạo thói quen. Uống 1 tách nước trước, trong và sau khi tập.

- Mặc quần áo thoáng mát, mang giày nhẹ có dây buộc hoặc giày vải. Làm ấm cơ thể bằng các bài tập co duỗi cơ trước khi vận động.

- Theo dõi nhịp mạch và mức gắng sức đang thực hiện. Nên tập luyện cùng với một người bạn thân khỏe mạnh. Phải nghỉ ngơi đầy đủ để hồi phục sau vận động.

Nếu thấy các triệu chứng khó thở, choáng váng, chóng mặt, đau ngực, buồn nôn, vã mồ hôi lạnh... cần dừng tập ngay.

Để phòng ngừa suy tim, ngoài tránh các nguy cơ bằng thói quen sống tích cực và kiểm soát tốt các yếu tốt bệnh lý, người bệnh có thể tham khảo dùng thêm một sản phẩm thảo dược có chứa đan sâm, hoa hòe, hoạt chất sinh học Immunesoyz chiết xuất từ đậu tương lên men Nhật Bản. Sản phẩm từ thảo dược có thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, hỗ trợ tăng lưu lượng tuần hoàn máu, ngăn xơ vữa động mạch tiến triển nặng, phòng ngữa nguy cơ đột quỵ, tai biến. Tốt hơn hết, bạn nên chọn các sản phẩm uy tín, được chứng minh hiệu quả trong Dự án Chương trình Quốc gia số CNC.02.DAPT/13 và đã được cấp chứng chỉ công nhận là sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên an toàn.

 

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Minh Thông Vương New là sản phẩm của Dự án thuộc Chương trình Quốc gia số CNC.02.DAPT/13

Sản phẩm đã được cấp Chứng chỉ Công nhận Sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên bởi Hội Khoa học Các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS) và Viện Đánh giá và Công nhận Quốc tế (IAI).

 
mtv-10145352-220103101453

CÔNG DỤNG:

Hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng lưu lượng tuần hoàn máu não, tăng sức khỏe tim mạch. Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn máu não và tuần hoàn ngoại vi như: đau đầu, cảm giác nặng đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, tê bì nhức mỏi chân tay

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:

– Người huyết áp cao, người mỡ máu cao, người có bệnh lý tim mạch

– Người suy giảm tuần hoàn máu, thiếu máu não, người hoạt động trí não nhiều.

* Khuyến cáo: Không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ em, người đang bị xuất huyết, người chuẩn bị phẫu thuật. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng sản phẩm cho người rối loạn đông máu, người đang dùng thuốc chống đông máu, tai biến mạch máu não thể xuất huyết, người sau phẫu thuật, người sau chấn thương sọ não.

 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

– Uống 4 viên/ngày, chia 2 lần.

– Nên uống trước bữa ăn 30 phút. Uống nguyên viên, không nghiền nát hoặc nhai.

– Nên sử dụng liên tục 1 đợt từ 1-3 tháng để có kết quả tốt.

Chú ý:

– Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc

Không dùng cho người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm

Số XNCB là: 12449/2019/ĐKSP

Số XNQC là: 1475/2020/XNQC –ATTP

Nguyễn An
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch