Cảnh báo các dấu hiệu của Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em liên quan đến Covid-19

Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em có liên quan đến dịch Covid-19 (Ảnh: NYP)

Hở van động mạch chủ ¼ bị tim đập nhanh có nguy hiểm không?

Polyp túi mật 7mm có cần lo lắng?

Mọi điều bạn cần biết về bệnh cơ tim

Run chân tay chẩn đoán thế nào, nên đi khám ở đâu thì tốt?

Thời gian đầu của đại dịch coronavirus, dường như những người trẻ tuổi không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên gần đây, các bác sỹ tin rằng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy một căn bệnh bí ẩn hiếm gặp xuất hiện ở trẻ em có thể liên quan đến Covid-19.
Đó là căn bệnh mang tên Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (Pediatric Multisystem Inflammatory Syndrome), viết tắt là PMIS hoặc PIMS. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đã đưa ra một lời khuyên cho các bác sỹ về chứng bệnh lạ này vào chiều thứ năm tuần qua, đề cập đến tình trạng của Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C) liên quan đến bệnh COVID-19.
Các triệu chứng của hội chứng đã được so sánh với các triệu chứng của bệnh Kawasaki và hội chứng sốc độc. Tuy nhiên, theo TS. Luiza Petre – bác sỹ tim mạch và là giáo sư tim mạch tại Trường Y khoa Mount Sinai ở New York thì PMIS đang được công nhận là một "chứng bệnh mới". 
Bệnh Kawasaki là một căn bệnh hiếm gặp, được cho là do phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với nhiễm trùng, nhưng không rõ nguyên nhân chính thức. Trẻ em bị Kawasaki sẽ bị sốt kéo dài vài ngày, nổi mẩn da và sưng hạch bạch huyết ở cổ; Bên cạnh đó, theo Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ, trẻ nhỏ bị bệnh này cũng có thể bị phát ban ở mắt, môi, miệng, cũng như lòng bàn tay và lòng bàn chân. Nếu không được điều trị kịp thời, Kawasaki có thể gây ra các vấn đề về tim và đe dọa tính mạng. Nếu bị nhiễm vi khuẩn trong thời gian bệnh sẽ dẫn đến tình trạng sốc độc gây sốt và giảm lưu lượng máu.
Hiện tượng sốt kéo dài ở trẻ khiến cha mẹ nhầm lẫn giữa PMIS với bệnh Kawasaki
Bệnh Kawasaki hầu hết xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi, trong khi một nghiên cứu về các trường hợp PMIS ở Ý cho thấy độ tuổi trung bình là 7,5 tuổi.
Trong khi sự hiểu biết về bệnh PMIS vẫn đang chưa rõ ràng, trẻ em mắc hội chứng này cũng bị sốt kéo dài, phát ban, thay đổi màu da hoặc môi, sưng và mắt đỏ. Sự khác biệt giữa bệnh PMIS và Kawasaki hiện chỉ dừng lại ở các triệu chứng khác gồm đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và đau ngực.
Trả lời trên CBS News, bác sỹ Jake Kleinmahon – chuyên khoa ung bướu tại Bệnh viện Nhi Ochsner, New Orleans (Mỹ) – và hiện đang điều trị cho các bệnh nhi mắc hội chứng viêm lạ cho rằng: Những biểu hiện ghi nhận của bệnh cho thấy là hệ thống miễn dịch đang hoạt động quá mức, tác động đến cơ thể theo cách tiêu cực và một số bệnh nhi mắc chứng bệnh viêm lạ này đang bị viêm động mạch vành và sẽ dẫn đến nguy cơ bệnh nhi có thể bị đau tim.
Theo BS. Sean O'Leary - Phó chủ tịch Ủy ban Nhi khoa Hoa Kỳ về các bệnh truyền nhiễm, mức độ bị viêm cơ tim của PMIS có xu hướng cao hơn so với bệnh Kawasaki. Theo ghi nhận, gần 80% ca bệnh PMIS phải áp dụng điều trị tích cực ICU.
Đã có hơn 100 trẻ em ở New York - tâm chấn của dịch coronavirus ở Hoa Kỳ - được ghi nhận bị bệnh PMIS. CBS News đã kiểm tra khoảng 200 trường hợp đang được điều tra tại 19 tiểu bang và Washington D.C., và ít nhất tại 6 nước khác cũng ghi nhận có trẻ mắc bệnh này.
Các bác sỹ ở Ý đã công bố một nghiên cứu vào thứ Tư vừa qua, ghi nhận nhiều trường hợp bị PMIS liên quan đến Covid-19. Có đến 8/10 trẻ em bị PMIS được tìm thấy có kháng thể kháng COVID-19, cho thấy rằng chúng đã bị nhiễm bệnh Covid-19.
8/10 trẻ bị PMIS bị nhiễm Covid-19
Cũng theo BS. Sean O'Leary, việc PMIS xuất hiện ở những nơi dịch Covid-19 đang hoành hành cho thấy có thể có mối liên quan giữa chứng viêm lạ và Covid-19. Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng vẫn còn quá sớm để xác nhận điều này khi mối liên hệ vẫn chưa rõ ràng và các bác sỹ vẫn đang tìm hiểu thêm.
Phần lớn trẻ em có triệu chứng PMIS ở New York cũng đã thử nghiệm dương tính với COVID-19 và các bác sỹ vẫn chưa đưa ra được lời giải thích cho hiện tượng này. Tuy nhiên, theo TS. Luiza Petre, khi nói đến tần suất bị bệnh Kawasaki thì đây là căn bệnh hiếm gặp và chính các chuyên gia về bệnh này cũng xác nhận việc chưa bao giờ gặp hơn 500 trường hợp bị bệnh cùng một lúc trong một bệnh viện. Vì vậy, TS. Petre cho rằng đây là điều chắc chắn đáng nghi ngờ về mối liên quan giữa COVID và những trường hợp bệnh viêm lạ khi xuất hiện cùng thời điểm.
Theo BS. O'Leary, các trường hợp PMIS dường như xuất hiện khoảng một tháng sau khi đạt đỉnh COVID-19 trong một khu vực. Nếu hội chứng được gây ra bởi nhiễm trùng COVID-19 thì việc thời gian xuất hiện các triệu chứng PMIS trễ sau đó là điều cần được tìm hiểu. Thật đáng ngạc nhiên hơn nữa là hầu hết những bệnh nhi mắc chứng viêm lạ đều dương tính với Covid-19.
- Sốt dai dẳng không thuyên giảm
- Đau bụng, tiêu chảy hoặc nôn
- Phát ban hoặc thay đổi màu da
- Khó thở
- Cáu kỉnh hoặc uể oải quá mức
Bác sỹ cũng lưu ý việc can thiệp sớm là rất quan trọng vì trẻ có thể mất bù rất nhanh và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Theo TS. Petre và BS. O'Leary, khi trẻ bị PMIS, cách điều trị chính sẽ là chăm sóc hỗ trợ. Bù nước và dùng thuốc có thể sẽ được dùng để duy trì huyết áp và thuốc chống viêm như steroid hoặc immunoglobulin (IVIG) cũng được sử dụng trong điều trị.
Các bác sỹ cũng nhấn mạnh việc các triệu chứng bệnh kể trên của trẻ có thể dễ dàng bị bỏ qua khi chưa được cảnh báo. Nhưng rất may là trẻ nhỏ đều rất kiên cường và hầu hết các trường hợp khi được điều trị hết các chứng viêm, giúp trẻ vượt qua gia đoạn đầu của bệnh, trẻ thường bình phục rất tốt.
Linh Nguyễn H+ (lược dịch)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ