Trẻ sinh đôi, sinh ba thường dễ bị suy dinh dưỡng (ảnh minh hoạ)
Thai nhi cũng bị... suy dinh dưỡng
Thừa đạm cũng làm trẻ suy dinh dưỡng!
Già lo... suy dinh dưỡng!
Gần 30% trẻ Việt suy dinh dưỡng thể thấp còi
Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng nhất trong giai đoạn từ 6-24 tháng tuổi. Vì đây là thời kỳ trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao, là thời kỳ trẻ thích ứng với môi trường, nhạy cảm với bệnh tật. Ngoài ra, tình trạng suy dinh dưỡng còn hay gặp ở những trẻ không được bú sữa mẹ hoặc mẹ không đủ sữa; Trẻ đẻ nhẹ cân (<2500gr), trẻ đẻ sinh đôi, sinh ba; Trẻ ở gia đình đông con, điều kiện vệ sinh kém, gia đình không hoà thuận; Trẻ hiện đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn như bệnh sởi, tiêu chảy hay viêm đường hô hấp...
Cách nhận biết trẻ suy dinh dưỡng
Để biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không, cách tốt nhất là theo dõi cân nặng hàng tháng của trẻ. Trẻ bị suy dinh dưỡng khi không tǎng cân, nhẹ cân hơn đứa trẻ bình thường cùng tuổi.
Suy dinh dưỡng chia làm 3 độ:
Độ 1: Trọng lượng chỉ còn 90% so với tuổi.
Độ 2: Trọng lượng chỉ còn 75% so với tuổi.
Độ 3: Trọng lượng còn dưới 60% so với tuổi.
Cách tính cân nặng: Khi trẻ mới sinh nặng khoảng 3kg, sau 5 tháng tăng gấp đôi, 12 tháng tăng gấp ba. Sau đó mỗi năm tăng thêm 2kg. Khi trẻ 6 tuổi thì cân nặng phải là 20kg.
Ngoài ra, suy dinh dưỡng còn được nhận biết bằng cách dựa vào kích thước vòng cánh tay và chiều cao theo độ tuổi của trẻ.
Cách tính vòng cánh tay trẻ 1 - 5 tuổi: Trẻ bình thường 14-15cm; Nếu dưới 13cm là suy dinh dưỡng.
Cách tính chiều cao: Khi mới sinh trẻ dài 50cm, 6 tháng dài 65cm, 12 tháng: 75cm, 2 tuổi: 85cm, 3 tuổi: 95cm, 4 tuổi: 100cm. Sau đó, mỗi năm chiều cao tăng thêm 5cm, khi bé 8 tuổi phải cao 120cm.
Những dấu hiệu nhận biết khác: Da xanh, thịt nhũn, tóc thưa rụng dễ gãy, đổi màu; Ăn kém, hay bị rối loạn tiêu hóa (đi ngoài phân sống, hay bị tiêu chảy); Trẻ chậm phát triển vận động.
Bổ sung sữa bột thay thế cho trẻ nếu mẹ thiếu sữa
Khắc phục
Với suy dinh dưỡng độ 1 và 2 (thể nhẹ): Có thể điều trị tại nhà bằng chế độ ăn và chăm sóc.
- Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu, bất cứ lúc nào, kể cả ban đêm.
- Nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa: Dùng các loại sữa bột thay thế theo tháng tuổi hoặc dùng các loại sữa công thức dành cho trẻ suy dinh dưỡng, biếng ăn, nhẹ cân.
- Đối với trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên, cho trẻ ăn bổ sung theo tháng tuổi nhưng số bữa phải tăng lên, thức ăn nấu kỹ, cho trẻ ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo trẻ được nạp lượng dinh dưỡng cần thiết.
- Đối với trẻ kém ăn, lười ăn: Luôn thay đổi thực đơn, cách trình bày món ăn để kích thích sự thèm ăn ở trẻ.
Với suy dinh dưỡng nặng hơn, bé cần phải điều trị tại bệnh viện hoặc có sự chỉ dẫn cụ thể của chuyên gia dinh dưỡng.
Bình luận của bạn