Dấu hiệu nhận diện người có ý định tự sát, cần can thiệp sớm thế nào?

Thu mình, nhút nhát, biểu hiện chán đời... rất có thể đó là biểu hiện của hành vi toan tự sát

Tìm hiểu về thuốc chữa trầm cảm

Trầm cảm ẩn – Dấu hiệu và cách cải thiện

Làm sao tránh trầm cảm sau đại dịch?

Hạn chế thực phẩm này nếu bạn đang lo lắng, căng thẳng

Trầm cảm ẩn đằng sau nụ cười

Mới đây, sự ra đi của nam vũ công Stephen Boss khiến khán giả Mỹ bàng hoàng, tiếc thương. Anh luôn giữ hình tượng là người tích cực và truyền cảm hứng, trước khi tự sát bằng súng.

Stephen “tWitch” Boss là DJ cho chương trình đình đám Ellen DeGeneres Show. Trước đó, ngôi sao 40 tuổi từng giành ngôi á quân tại So You Think You Can Dance vào năm 2008.

Vợ của Boss - Allison Holker Boss - chia sẻ với tờ People: “Tôi vô cùng đau lòng khi phải chia sẻ rằng chồng tôi, Stephen đã rời bỏ chúng tôi. Stephen là người coi trọng gia đình, bạn bè và cộng đồng hơn tất cả. Anh ấy là trụ cột của gia đình, người chồng và người cha tuyệt vời nhất."

Stephen Boss là gương mặt gắn bó với chương trình Ellen DeGeneres Show

Stephen Boss là gương mặt gắn bó với chương trình Ellen DeGeneres Show

Không chỉ để lại sự tiếc thương với người hâm mộ, nhiều người nổi tiếng như cựu Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama cũng đăng một bài viết để tưởng nhớ nam vũ công. Bà chia sẻ rằng, Boss khiến những người xung quanh cảm nhận được sự tích cực và lòng yêu thương.

Theo giám định pháp y, Boss qua đời vì tự sát bằng súng. Cái chết đột ngột của ngôi sao đã dấy lên sự quan tâm tới những người có nguy cơ trầm cảm và tự sát. Chỉ mới vài ngày trước, anh vẫn đăng tải những bước nhảy vui vẻ cùng gia đình bên cây thông.

Theo bà Stacey Johnson – Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Hành vi Riverside, có một dạng trầm cảm tên là "trầm cảm mỉm cười". Đây là tình trạng người mắc trầm cảm ẩn, thường luôn che giấu, không dám hoặc không muốn thừa nhận, đối diện với bệnh tình của mình.

TS April Naturale – Giám đốc Điều hành Đường dây nóng tự tử 988 của Mỹ cho rằng, tình trạng những người sống tích cực, vui vẻ nhưng có ý muốn tự sát phổ biến hơn chúng ta nghĩ.

Bà Johnson nhận định, tuy không biết rõ về đời sống của Boss, sự ra đi của anh là lời nhắc nhở chúng ta cần thường xuyên quan tâm tới gia đình và bạn bè của mình, ngay cả những người có vẻ mạnh mẽ nhất. Gợi ý của bà là đừng ngại hỏi thăm về tình trạng của họ, có đang gặp stress hay muộn phiền không.

Dấu hiệu tự sát cần can thiệp sớm

Nếu nhận thấy người thân có dấu hiệu trầm cảm, cần đưa họ đi khám tại cơ sở có chuyên môn để can thiệp kịp thời

Nếu nhận thấy người thân có dấu hiệu trầm cảm, cần đưa họ đi khám tại cơ sở có chuyên môn để can thiệp kịp thời

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có 800.000 người trên toàn thế giới chết vì tự sát mỗi năm. ThS.BS Vũ Sơn Tùng - Phó phòng Điều trị rối loạn cảm xúc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Thông thường, khoảng 60% người có ý tưởng tự sát sẽ chuyển từ ý tưởng tự sát sang kế hoạch và từ kế hoạch sang toan tự sát ngay trong năm đầu tiên, khi bắt đầu có ý định tự sát.

Ý tưởng tự sát không phải bộc phát mà được nuôi dưỡng qua thời gian dài. Vì vậy, chúng ta cần cảnh giác nếu thấy người nhà dự trữ thuốc như paracetamol, thuốc hạ huyết áp; Đi mua dây điện, dây thừng (khi nhà không cần)… hoặc thấy họ ủ rũ nhiều hơn, buồn rầu, cảm thấy cuộc sống bế tắc.

Khi đó, cần đưa họ đi khám để bác sỹ có chuyên môn có thể khai thác tốt hơn, can thiệp kịp thời, tránh chủ quan để người bệnh ở nhà tự điều trị. Với những trường hợp này cần nhập viện ngay lập tức để theo dõi giám sát 24/24 giờ, đặc biệt là những trường hợp trầm cảm có ý tưởng hoặc hành vi tự sát

Những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở trẻ vị thành niên đó là trẻ có những dấu hiệu cáu gắt, buồn chán…; Nhịp sinh học (ăn, ngủ, nghỉ) thay đổi, không giao tiếp, tương tác với người thân. Phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra, tham vấn tâm lý để được can thiệp kịp thời.

 

Một số dịch vụ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinh thần:

1. Viện Sức khỏe Tâm thần (Địa chỉ: Cổng số 3, Bệnh viện Bạch Mai) có đường dây nóng tư vấn, hỗ trợ cho các gia đình, cá nhân các vấn đề về sức khỏe tâm thần, giúp ngăn ngừa trẻ có hành vi tự sát. ĐT: 0984.104.115, hoạt động từ 7h30 đến 22h hàng ngày.

2. Đường dây nóng 0909.65.80.35 (thuộc Chương trình Chăm sóc sức khỏe Việt của Davipharm) tiếp nhận thông tin và tham vấn miễn phí trực tiếp qua điện thoại cho người đang gặp khó khăn về tâm lý, đặc biệt những người đang bị trầm cảm, lo âu, mất ngủ.

3. TP.HCM: Trung tâm Cấp cứu 115 hoặc số 1900.1267 - số điện thoại chăm sóc khách hàng của Bệnh viện Tâm thần TP.HCM.

4. Đường dây nóng Ngày Mai tiếp nhận thông tin và tham vấn tâm lý miễn phí trực tiếp qua điện thoại: 096.306.1414.

Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh