Dấu hiệu stress mạn tính: Ăn gì để cải thiện?

Tình trạng căng thẳng lâu ngày có thể làm bạn mắc stress mạn tính

Stress “lây truyền” như thế nào?

8 bước giảm stress ngay lập tức

6 mẹo giảm stress cho bà bầu

Stress ư? Chuyện nhỏ!

Chuyên gia dinh dưỡng Charlotte Watts cho biết: “Một vài triệu chứng liên quan đến sự thiếu hụt vitamin và chất khoáng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các ảnh hưởng sâu và lâu dài của stress mạn tính".

Trong một cuốn sách mới, Watts đã chỉ ra 7 dấu hiệu đáng ngạc nhiên của stress mạn tính và những thực phẩm giúp giảm triệu chứng này, bù đắp lại những dưỡng chất bị thiếu hụt. 

Nứt mép

Nứt mép là dấu hiệu cơ thể thiếu hụt vitamin B6.

Nứt mép là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết của stress mạn tính

Vitamin nhóm B quan trọng đối với sức khoẻ của hệ thần kinh và cần thiết để lấy năng lượng từ bột đường, chất béo và protein mà chúng ta ăn, nên cơ thể sử dụng loại vitamin này trong phản ứng giàu năng lượng chống stress.

Là một trong những vitamin quan trọng đối với hệ thần kinh, B6 tham gia vào sản xuất các chất dẫn truyền (các hoá chất trong não) serotonin và dopamine điều phối tâm trạng và động cơ và kể cả melatonin – chất điều chỉnh giấc ngủ, vì vậy, con người sẽ mắc chứng mất ngủ khi stress kéo dài.

Phụ nữ sẽ có nhu cầu cao hơn đối với B6 trong thai kỳ hoặc điều trị bằng hormone hay khi sử dụng thuốc chống trầm cảm.

Nguồn thực phẩm: Cà rốt, thịt gà, trứng, cá, thịt, đậu Hà Lan, rau bina, hạt hướng dương, quả hồ đào, quả bơ, chuối, đậu, bông cải, gạo nâu, ngũ cốc nguyên hạt, bắp cải, bắp và khoai tây.

Nghiến răng

Nghiến răng là một tình trạng do thiếu hụt vitamin B5.

Vitamin B5 thường được biết đến là loại vitamin chống stress, vì nó giúp sản xuất ra các hormone tuyến thượng thận, cholesterol và các kháng thể miễn dịch, tất cả các chất này đểu cần thiết trong phản ứng chống lại stress của cơ thể.

Cần lưu ý rằng việc sản xuất cholesterol không phải đều là “xấu”, chúng ta cần cholesterol để sản xuất các tế bào mới và các hormone steroid như cortisol và DHEA – một phần của phản ứng chống stress.

Stress lâu ngày thường làm cho hàm răng ngậm lại và nghiến răng, một phần do căng cơ trên mặt làm tăng sự cảnh giác của não – qua đó cơ thể cảm thấy cần như vậy để đối phó với nguy hiểm, nhưng điều đó cũng liên quan với mức B5 bị thiếu hụt.

Vitamin này cũng cần thiết để sản xuất chất truyền dẫn thần kinh acetylcholine – giúp chúng ta bình tĩnh lại sau khi cơn stress đi qua.

Nên dùng các vitamin B chung dưới dạng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin (ví dụ B complex hoặc multivitamin) – chúng sẽ sản sinh năng lượng và giúp cải thiện sức khoẻ hệ thần kinh.

Nguồn thực phẩm: Thịt bò, trứng, rau sống, thận, các loại đậu, gan, nấm, các loại hạt, cá biển, bột lúa mạch đen nguyên cám.

Đốm trắng trên móng tay

Hạt hướng dương giàu kẽm - khoáng chất quan trọng với cơ thể

Hạt hướng dương là nguồn cung cấp kẽm - một nhiên liệu bị "đốt cháy" khi stress diễn ra làm cho móng tay bị trắng từng đốm nhỏ.

Các đốm trắng trên móng tay thường được cho là dấu hiệu của cơ thể thiếu calci nhưng thực ra, đó là dấu hiệu của sự thiếu hụt chất khoáng khác.

Kẽm rất quan trọng đối với các hệ thống enzyme trong cơ thể, đối với miễn dịch và đối với việc sản xuất hormone, trong đó có insulin và hormone sinh dục. Nó là khoáng chất được cơ thể sử dụng nhiều nhất và cho phép sản xuất năng lượng, nhưng cũng chữa lành và tái tạo sức khoẻ sinh sản, tình dục.

Kẽm trong thực phẩm thực vật ít khả dụng sinh học hơn trong thực phẩm động vật vì nó liên kết với phytate (một loại xơ) làm cho cơ thể khó hấp thụ, nên những người ăn chay có thể phải xem xét dùng thuốc bổ kẽm khoảng 15 - 20mg mỗi ngày.

Nguồn thực phẩm: Cá, thịt, hạt hướng dương, hạt bí đỏ, hạt thông, các loại hạt, hàu và các loài có vỏ khác, cua, bột lúa mạch đen...

Tiểu Bắc H+ (Theo Daily Mail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh