Uống nước cất có tốt không?
8 loại thực phẩm có thể gây mất nước trầm trọng
Đừng nhầm lẫn tăng natri máu và mất nước!
Ngày nắng nóng đừng nên uống 3 loại nước này!
Không uống đủ nước: Người già dễ mắc nhiều bệnh
Các loại nước ngọt, soda, nước ép trái cây đóng hộp… không bao giờ là một sự lựa chọn tốt cho sức khỏe. Để đảm bảo cho mọi hoạt động của cơ thể đều vận hành đúng cách, hãy tích cực uống nước lọc, ít nhất là 1,5 lít nước/ngày. Có rất nhiều loại nước uống, bao gồm: Nước máy, nước suối, nước đun sôi để nguội, nước cất, nước giếng… Và nước cất được xem là loại nước sạch và có lợi cho con người.
Nước cất là gì?
Mỗi loại nước có một lợi ích riêng, nhưng cũng tồn tại một số rủi ro. Hầu hết các loại nước mà bạn uống hàng ngày đều có thể chứa các tạp chất như: Khoáng chất, các chất dinh dưỡng, thậm chí là chất gây ô nhiễm.
Chính vì vậy, nhiều người tin rằng, uống nước cất là an toàn nhất. Bởi lẽ, nước cất được tạo thành từ hơi nước đun sôi. Bằng cách đun sôi nước, các tạp chất trong nước sẽ bị phá hủy và chỉ còn lại nước cất ở trạng thái tinh khiết.
Bạn có thể thấy nước cất có vị lạ hơn các loại nước khác, bởi lẽ nó đã bị loại bỏ kim loại, khoáng chất và các hợp chất vô cơ khác
Nước cất thông thường được chia thành 3 loại: Nước cất 1 lần (qua chưng cất 1 lần), nước cất 2 lần (nước cất 1 lần được chưng cất thêm lần 2) và nước cất 3 lần (nước cất 2 lần được chưng cất thêm lần 3). Ngoài ra, nước cất còn được phân loại theo thành phần lý hóa (như TDS, độ dẫn điện...).
Uống nước cất có tốt không?
Khi uống đúng cách, nước cất có thể có một số lợi ích sức khỏe, bao gồm:
- Làm sạch cơ thể: Khi nước cất là tinh khiết, uống chúng có thể giúp cho cơ thể đủ nước và thanh lọc cơ thể.
- Giảm nguy cơ bệnh: Quá trình chưng cất nước giúp loại bỏ các mầm bệnh có thể có trong nước nguồn. Hầu hết các vi khuẩn gây bệnh sống trong nước không thể sống sót trong quá trình chưng cất.
- Giảm nguy cơ tiêu thụ các hóa chất độc hại: Nước cất đã được loại bỏ các hợp chất hữu cơ và vô cơ. Ví dụ như Fluoride - một hóa chất thường được sử dụng trong bể bơi và xử lý nước máy, có thể tích lũy vào cơ thể để gây ngộ độc, thậm chí ung thư. Nước cất có thể loại bỏ hóa chất này và các kim loại nặng, thuốc trừ sâu, hoặc các chất gây nhiễm phóng xạ. Đây cũng chính là lý do mà nước cất cũng là dung môi thích hợp để rửa dụng cụ thí nghiệm, pha chế hóa chất hoặc thực hiện một số phản ứng hóa học.
Những điều cần lưu ý trước khi uống nước cất
Khi lựa chọn nước uống, bạn nên xem xét các yếu tố sau: Chất lượng nước máy, khẩu vị, chất lượng vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn uống, chi phí, có sẵn các loại nước uống khác hay không…
Bạn có thể uống nước cất an toàn nếu xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng và đủ chất.
Tuy nhiên, khi bạn uống nước cất không đúng cách, nó sẽ gây hại cho sức khỏe.
Đón đọc Tác hại khi uống nước cất không đúng cách trên Health+.
Bình luận của bạn