Dị ứng mùa Xuân: Tránh xa những loại thực phẩm này

Phấn hoa từ không khí là một tác nhân gây dị ứng mùa Xuân

Mẹo hay phòng ngay dị ứng mùa Xuân

Làm thế nào đối phó với dị ứng mùa xuân?

Mùa Xuân với độ ẩm cao, nhiệt độ ngày đêm chênh lệch lớn (dao động mạnh từ 8 - 10 độ C), cùng với nồng độ các dị nguyên trong không khí như phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc... tăng cao đột biến đe doạ những người có cơ địa dị ứng. Để phòng ngừa dị ứng mùa Xuân người bệnh cần tránh một số loại thực phẩm sau đây:

Cần tây

Cần tây được dùng để tăng hương vị cho một số món ăn. Thật không may, cần tây có thể làm cho các triệu chứng dị ứng phấn hoa trở tồi tệ hơn. Vì vậy, nên ngưng ăn hoặc cố gắng hạn chế cần tây nếu chứng dị ứng theo mùa của bạn có dấu hiệu xấu đi

Dưa bắp cải

Thực phẩm lên men có chứa hàm lượng histamine cao, người có cơ địa dị ứng thì chỉ cần ăn một lượng thức ăn có chứa hàm lượng nhỏ histamine cũng có thể gây ra dị ứng. Để tránh nguy cơ dị ứng, bạn nên ăn các loại rau, củ quả tươi, không nên ăn các loại rau xanh đã muối chua. 

Dưa muối khiến người bệnh bị dị ứng nặng hơn

Các loại hạt    

Các loại hạt như hạt dẻ, hạt điều, hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ cười… được coi là thực phẩm có tiềm năng gây dị ứng lớn nhất, nghĩa là chỉ cần một lượng rất nhỏ cũng đủ gây phản ứng dữ dội. Khoảng 0,5% dân số dị ứng với các hạt này, bệnh hiếm khi tự khỏi. Trẻ dị ứng với một loại hạt cây thường cũng sẽ dị ứng với các loại hạt cây khác và có thể dị ứng chéo với lạc. Dị ứng hạt điều được cho là nặng hơn dị ứng lạc.

Triệu chứng lâm sàng của dị ứng bao bồm các dấu hiệu phản ứng nhẹ như nổi mẩn quanh miệng hoặc toàn thân, đau bụng, nôn. Trường hợp nặng có thể gây ho, thở khò khè, khó thở, khàn giọng do dị ứng đường hô hấp. Trường hợp rất nặng có thể gây ngất, thậm chí là sốc phản vệ dẫn tới tử vong.  Phản ứng dữ dội với hạt có thể bị kích hoạt bởi một lượng thực phẩm cực nhỏ (đôi khi chỉ là tiếp xúc qua da hoặc qua hít thở) vì vậy người bị dị ứng cần tuyệt đối tránh các thực phẩm này.

Các loại hạt có thể khiến người bệnh bị dị ứng nặng nề

Rượu

Người bị dị ứng và hen suyễn nên tránh đồ uống có cồn nếu có thể. Cồn có thể làm cho các bệnh dị ứng trầm trọng thêm bởi vì trong cồn có chứa histamine là một trong các sản phẩm của quá trình lên men tạo ra.

Giáo sư (GS) Dieter Kohler thuộc Hội đồng Tư vấn Khoa học của các Hiệp hội về Phổi và Y khoa hô hấp (DGP) của Đức cho rằng: "Việc uống các thứ có chứa cồn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe và có thể là nguyên nhân gây ra hen suyễn dị ứng cũng như các dị ứng khác, hắt hơi sổ mũi, ngứa ngáy, nhức đầu, ho".

Nguyên nhân chính gây ra dị ứng không phải là chất cồn có trong đồ uống, mà thủ phạm chính là histamine. Histamine được sinh ra trong quá trình lên men bởi nấm men và vi khuẩn trong quá trình sản xuất đồ uống. Histamine được biết đến như là "chất tín hiệu" được sinh ra trong cá phản ứng dị ứng và gây ra các triệu chứng dị ứng điển hình.

Đồ uống chứa cồn là nguyên nhân gây hen suyễn, dị ứng

Dự phòng dị ứng là rất quan trọng, bởi vì nếu xảy ra dị ứng nặng như phản ứng sốc phản vệ thì việc điều trị sẽ rất khó khăn, tốn kém… có thể để lại hậu quả lâu dài. Các biện pháp dự phòng gồm: Cần có hiểu biết về tác nhân gây dị ứng và biểu hiện của dị ứng; Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng; Khi phản ứng dị ứng xảy ra nhanh và có chiều hướng nặng lên, cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Với trẻ em, khi nghi ngờ trẻ bị dị ứng, gia đình nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế, ghi nhật ký ăn uống, sinh hoạt và tìm hiểu trong gia đình có ai bị dị ứng như trẻ hay không. Khi biết tác nhân gây dị ứng thì nên tạm ngưng cho trẻ tiếp xúc. Trường hợp bị dị ứng nặng như nổi mề đay toàn thân, khó thở phải đến ngay bệnh viện để cấp cứu. 

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp