Thường xuyên ăn thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư
Ăn yến mạch vào bữa sáng giúp ngăn ngừa buồn ngủ và giảm nguy cơ ung thư
Lý do khiến béo phì có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú?
Ăn thịt bị cháy có gây ung thư?
6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư
Theo trang New York Post, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển một số loại ung thư và nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mọi người nên thêm ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây và đậu vào thực đơn để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Chuyên gia dinh dưỡng Matthew Lambert từ Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới (WCRF) cho biết: "Mọi người nên ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng, bằng cách bổ sung ít nhất ăn 5 khẩu phần trái cây và rau quả các loại mỗi ngày, chọn thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và các loại hạt không ướp muối. Những thực phẩm này có nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất và chất xơ quan trọng trong việc giảm nguy cơ ung thư ruột".
Vị chuyên gia này cũng chia sẻ danh sách những thực phẩm nên tránh để giảm nguy cơ ung thư:
Thịt chế biến sẵn
Năm 2015, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phân loại thịt chế biến sẵn là chất gây ung thư đối với người, họ nhấn mạnh rằng có đủ bằng chứng từ các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy ăn thịt chế biến sẵn gây ra ung thư đại tràng.
Theo WHO, thịt chế biến sẵn được ướp muối, hun khói hoặc chế biến theo một cách khác để tăng hương vị hoặc bảo quản. Trong đó, một số phương pháp chế biến có thể tạo ra các hóa chất có khả năng gây ung thư. Các ví dụ về thịt chế biến sẵn bao gồm giăm bông, xúc xích, thịt bò đóng hộp, thịt bò khô...
Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị hạn chế thịt chế biến sẵn ở mức 100gr một tuần, tương đương khoảng 2 khẩu phần.
Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ đề nghị thay thế thịt nguội bằng thịt gà hoặc cá tươi; Thay thịt xông khói, salami (một loại xúc xích tươi của Ý) bằng xúc xích chay, thay xúc xích trong món súp chili bằng đậu thận, đậu gà, đậu lăng...
Rượu bia
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, uống rượu làm tăng nguy cơ ung thư miệng, thanh quản, thực quản, đại tràng và trực tràng, gan và vú.
Chuyên gia dinh dưỡng Matthew Lambert cho biết: "Uống rượu không có lợi cho sức khỏe bởi ngay cả một lượng nhỏ rượu cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Chúng tôi khuyên bạn không nên uống bất kỳ loại rượu nào. Đối với một số loại ung thư, nếu bạn vừa hút thuốc, vừa uống rượu thì cực kỳ có hại".
Nếu uống rượu, các chuyên gia khuyên nam giới không nên uống quá 2 ly/ngày và không quá 1 ly/ngày đối với nữ giới.
Thịt đỏ
Cũng trong năm 2015, IARC tuyên bố thịt đỏ (chẳng hạn như thịt bò, thịt bê, thịt lợn, thịt cừu, thịt cừu non, thịt ngựa và thịt dê) có thể gây ung thư cho người.
Các nhà nghiên cứu của IARC cho biết: "Bằng chứng mạnh mẽ nhất về mối liên hệ của thịt đỏ và bệnh ung thư đại tràng. Ngoài ra, còn có bằng chứng về mối liên quan với ung thư tuyến tụy và ung thư tuyến tiền liệt".
Chuyên gia dinh dưỡng Matthew Lambert giải thích thịt chứa sắt heme có thể thúc đẩy sản xuất các hóa chất có khả năng gây ung thư. WCRF khuyến nghị hạn chế lượng ăn thịt đỏ xuống 3 khẩu phần/tuần, tương đương khoảng 350-500gr.
Thực phẩm chiên rán, nhiều đường
Theo CDC, béo phì hoặc thừa cân đã được chứng minh có liên quan với việc tăng nguy cơ mắc 13 loại ung thư. Các chuyên gia khuyên mọi người nên hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, nhiều chất béo bão hòa, đường và muối. Trong đó, có các loại thực phẩm như bánh ngọt, bánh quy, khoai tây chiên, đồ uống có đường và thức ăn nhanh như pizza, bánh mì kẹp thịt...
Bình luận của bạn