Điều trị hội chứng Dravet ở trẻ

Để điều trị hiệu quả hội chứng Dravet, bệnh nhân cần được chẩn đoán sớm để xác định bệnh

Người bệnh động kinh khi đi du lịch cần lưu ý những gì?

Người động kinh chơi thể thao như thế nào?

Chế độ ăn Ketogenic cho người bệnh động kinh

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh động kinh?

Hội chứng Dravet là gì?

Hội chứng Dravet thường xuất hiện trong những tháng đầu tiên khi trẻ mới sinh. Khoảng 80% người mắc hội chứng này có đột biến gene, phổ biến nhất là đột biến gene SCN1A. Khi gene này không hoạt động, các kênh này natri trong não sẽ không làm việc một cách chính xác.

Nhận biết hội chứng Dravet ở trẻ

Trẻ bị hội chứng Dravet thường phải đối mặt với nguy cơ bị SUDEP (hội chứng chết đột ngột không rõ nguyên nhân trong bệnh động kinh). Những trẻ mắc hội chứng này thường phát triển bình thường trong những năm đầu. Sau 2 tuổi, trẻ có thể phát triển chậm và gặp nhiều hơn các cơn co giật.

Cơn động kinh do hội chứng Dravet có thể bị kích hoạt bởi những thay đổi nhỏ của thời tiết. Nhiều trẻ cũng bị co giật bởi ánh sáng nhấp nháy của ánh đèn. Khi trẻ được khoảng 6 tuổi, tình trạng co giật có thể được cải thiện hơn. Tuy nhiên hầu hết trẻ em bị hội chứng Dravet thường gặp một số vấn đề như:

- Đi bộ, đứng không vững

- Nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cao hơn

Trẻ mắc hội chứng Dravet thường chậm nói hơn trẻ khác

- Chậm phát triển ngôn ngữ

- Phát triển chậm hơn trẻ bình thường

Trẻ bị hội chứng Dravet có thể gặp phải nhiều loại động kinh khác nhau:

- Co giật Myoclonic

Co giật Clonic Tonic (cơn co cứng)

- Động kinh vắng mặt 

- Động kinh suy nhược 

- Động kinh cục bộ 

Trạng thái động kinh

Điều trị hội chứng Dravet như thế nào

Để điều trị hiệu quả hội chứng Dravet, bệnh nhân cần được chẩn đoán sớm để xác định bệnh. Kiểm soát tốt các cơn co giật có thể cải thiện khả năng phát triển của trẻ và giảm nguy cơ tử vong. Bác sỹ có thể cho trẻ sử dụng phối hợp nhiều loại thuốc chống động kinh.

- Trẻ mắc hội chứng này nên tránh dùng các thuốc chẹn kênh natri vì có thể làm trầm trọng thêm cơn động kinh trong hội chứng Dravet. Chế độ ăn ketogenic cũng giúp ích cho một số bệnh nhân mắc hội chứng Dravet.

- Trẻ cũng cần được theo dõi đặc biệt bởi gia đình. Để giảm thiểu những rủi ro do hội chứng Dravet gây ra, cha mẹ có thể cho trẻ đội mũ bảo hiểm khi chơi thể thao, sử dụng kính khi ra ngoài trời, tránh cho trẻ tiếp xúc với ánh đèn nhấp nháy…

- Viết nhật ký cho các cơn động kinh. Điều này sẽ giúp các bác sỹ đánh giá được hiệu quả điều trị. Qua đó, cũng giúp cha mẹ hình dung được một mô hình lên cơn co giật của trẻ, hoặc nguyên nhân gây nên cơn động kinh ở trẻ.

- Giúp bệnh nhân bị bệnh động kinh tránh các tình huống có thể kích thích gây ra cơn động kinh. Bao gồm nguyên nhân phổ biến nhất là quên uống thuốc động kinh, sau đó là thiếu ngủ, căng thẳng.

Bên cạnh phác đồ điều trị bằng các thuốc chống động kinh, bệnh nhân động kinh có thể sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thiên nhiên. Các sản phẩm này vừa đảm bảo an toàn vừa giảm tác dụng phụ của thuốc. Các sản phẩm có nguồn gốc từ các thảo dược thiên nhiên như: An tức hương, cao câu đằng kết hợp với Gaba có tác dụng an thần, bảo vệ thần kinh, chống co giật.

Thanh Tú H+( Theo epilepsy.com) 

Thực phẩm chức năng cốm Egaruta – Giải pháp mới hỗ trợ điều trị bệnh động kinh
Thành phần: Gaba, An tức hương, Câu đằng, Taurin, Magne
Công dụng: - Dùng kết hợp điều trị và phục hồi khả năng vận động của cơ thể sau cơn động kinh
- Phòng ngừa và hỗ trợ giảm tần suất, mức độ các cơn co cứng, co giật
- Giúp giảm các triệu chứng rối loạn tâm thần, rối loạn cảm giác kèm theo các cơn động kinh.
Sản phẩm được tiếp thị bởi Công ty Cổ phần Trung Mỹ. Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 584/2015XNQC - ATTP
*
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
**Thông tin về sản phẩm do nhà phân phối/tiếp thị cung cấp và chịu trách nhiệm.
Liên hệ để được tư vấn: 04.3775.9051


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh