Dinh dưỡng bất hợp lý: Yếu tố gia tăng các bệnh không lây nhiễm
Dinh dưỡng cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính
Dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân ung thư
Người già không nên... dậy sớm
Người cao tuổi thường gặp phải 6 vấn đề sức khỏe, gồm:
Khó ăn, khó ngủ: đây là triệu chứng thường gặp nhất. Dù là cao lương mỹ vị ăn cũng chẳng ngon. Thời gian nhiều nhưng lại không ngủ được, đêm nằm cứ trằn trọc.
Nhức mỏi toàn thân: như một cỗ máy liên tục vận động hơn 50 năm, nay toàn thân người già đều nhức mỏi, không chỉ gây đau đớn khó chịu mà còn làm cho đi lại khó khăn. Tuổi già thong thả thời gian, muốn đi du lịch, thăm viếng bạn bè cũng bị hạn chế.
Bệnh tật phát sinh: khi cơ thể yếu, bao nhiêu chứng bệnh thừa dịp tấn công, từ các bệnh vặt như cảm cúm, ho khan… cho đến các bệnh nghiêm trọng như xơ vữa động mạch, loãng xương, tai biến, viêm nhiễm mãn tính…
Suy thận, viêm phổi: người già thận thường suy và phổi rất yếu, nên thường hay ho hen, mệt nhiều, hay thở hụt hơi (phổi yếu), đau lưng, tiểu đêm, tiểu gắt (thận suy).
Cơ thể và tinh thần suy nhược: chính vì ăn ít, ngủ kém, cộng thêm phải uống các loại thuốc thuốc Tây y điều trị quá nhiều nên cơ thể, tinh thần ngày càng suy nhược, trí nhớ giảm đi đáng kể.
Tuổi thọ bị ảnh hưởng: cuộc sống tuổi già cứ bị bệnh tật, đau nhức làm phiền thì tuổi thọ cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Để sống vui, khỏe và lâu, người lớn tuổi nên vận động và dưỡng sinh. Việc vận động chân tay không phải chỉ cần thiết cho cơ bắp, xương khớp mà còn tác động đến toàn cơ thể. Cơ thể được rèn luyện đều đặn sẽ hoạt động hài hòa, cho cảm giác dễ chịu, vui vẻ, phấn khởi. Ngoài ra, người lớn tuổi nên đi bộ 1 tiếng mỗi ngày, mở cửa sổ nhà ít nhất nửa tiếng và bổ sung tỏi vào bữa ăn hàng ngày… Đây sẽ là những phương thuốc đơn giản, dễ dàng mà lại hữu ích, giúp nâng cao thể lực cho mỗi người. Tham gia sinh hoạt tại các phường, hội cũng là cách để giải tỏa stress, phiền muộn ở người cao tuổi.
Người cao tuổi nên bổ sung dinh dưỡng đúng và đủ. Trọng tâm của việc bổ sung dinh dưỡng là làm sao ăn thấy ngon, dễ tiêu hóa (thức ăn mềm sẽ dễ nhai, dễ nuốt). Người lớn tuổi nên hạn chế ăn mỡ động vật, lòng đỏ trứng hoặc các loại phủ tạng, nên ăn cá thay cho ăn thịt. Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến nghị người cao niên ăn nhiều loại đậu, rau củ vì đây là nguồn đạm thực vật lành tính và tốt hơn cho cơ thể. Ngoài ra, nó còn bổ sung chất xơ kích thích nhu động ruột, tránh lâm vào tình trạng táo bón. Các chất xơ trong rau quả còn đẩy lùi cholesterol thừa ra khỏi cơ thể, giúp phòng xơ vữa động mạch. Việc bổ sung các vi chất như canxi, sắt, kẽm, đồng, magie và vitamin giúp chắc xương, tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt, việc bổ sung selen (vi chất) sẽ giúp tăng cường sức khỏe, phòng ngừa ung thư tốt.
Bình luận của bạn