Khoai lang
Chuối tiêu
Sẽ là rất sai lầm nếu buổi sáng sau khi thức dậy, đang đói bụng bạn chỉ ăn một quả chuối tiêu và uống một cốc nước. Ăn chuối tiêu khi đó sẽ làm lượng magie tăng cao, phá huỷ sự cân bằng của canxi và magie trong máu, gây ức chế tim mạch.
Cam quýt
Cam quýt giàu đường và axit hữa cơ, nếu ăn lúc đói sẽ làm lượng axit trong dạ dày tăng lên, làm tì vị khó chịu, ợ chua, gây rối loạn chức năng của dạ dày và đường ruột.
Quả hồng
Hồng có chứa nhiều axit và chất nhựa. Các chất này sẽ gây phản ứng hóa học với axit dạ dày khó hòa tan các chất kết dính, dễ tạo thành sỏi trong dạ dày.
Cà chua
Do cà chua chứa nhiều chất nhựa quả, axit và một số thành phần dễ bị hoà tan, nếu ăn khi đói, những chất này sẽ gây phản ứng với axit trong dạ dày, tạo ra các khối cứng khó tan, dễ gây chướng và đau bụng.
Quả vải tươi
Khi đói bụng, đừng nghĩ vải ngọt, có nhiều đường mà nên ăn nhiều. Vì khi đang đói ăn nhiều vải, có thể do cơ thể đột nhiên bị thâm nhập thành phần đường cao mà gây nên tình trạng "say vải" khiến người nôn nao khó chịu, thậm chí gây hôn mê.
Tỏi
Là một thực phẩm có nhiều chức năng, vừa làm gia vị, vừa làm nhiều vị thuốc. Thế nhưng ăn tỏi lúc đói sẽ có hiệu quả ngược, nó sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày và thành ruột, không tốt cho sức khỏe.
Nước lạnh
Khi bụng trống rỗng thì tốt nhất không nên uống các loại nước lạnh. Khi uống nước lạnh các phản ứng tiêu hóa không có lợi sẽ xảy ra.
Hiện tượng này xảy ra trong một thời gian dài sẽ gây ra các phản ứng enzyme, gây ra các bệnh đường tiêu hóa. Đặc biệt là phụ nữ sẽ bị rối loạn kinh nguyệt nếu đang trong thời kỳ kinh nguyệt
Sữa
Khi đó sữa sẽ không còn tác dụng bổ sung dinh dưỡng. Phương pháp đúng nhất để uống sữa trong lúc đói là kết hợp cùng đồ ăn nhẹ như bánh mì hay các loại thực phẩm có chứa bột.
Sữa chua
Khi dạ dày trống rỗng, tác dụng của sữa chua sẽ bị suy yếu. Nhưng nếu chúng ta ăn sữa chua sau khi ăn cơm hoặc trước khi đi ngủ thì tác dụng của sữa chua sẽ được phát huy tối đa.
Uống chè đặc
Khi bụng đang đói mà uống nước chè đặc sẽ gây nên say chè khiến người ta cảm thấy tim bị đạp loạn nhịp, chóng mặt, chân tay bủn rủn, người nôn nao…
Uống rượu
Uống rượu khi đói, đặc biệt là rượu mạnh sẽ dễ bị trúng độc rượu cồn cấp tính, gây nôn, đau dạ dày, thậm chí bị choáng.
Quả sơn trà
Có chứa một lượng lớn axit hữu cơ, axit tactric, axit xitric, loại quả này nếu ăn lúc đói, sẽ khiến cho lượng axit trong dạ dày tăng mạnh, gây kích thích không tốt cho niêm mạc dạ dày, làm dạ dày trương phồng, tràn thừa axit. Từ đó, khiến bạn có cảm giác càng đói hơn và gây đau dạ dày nặng hơn.
Đường
Đường là một loại thực phẩm dễ tiêu hóa, hấp thụ nhất. Khi đói bụng, nếu bạn ăn quá nhiều đường sẽ khiến lượng đường trong máu đột ngột tăng cao. Bởi trong thời gian ngắn cơ thể sẽ không thể tiết đủ insulin để duy trì mức độ bình thường của lượng đường trong máu, khiến đường huyết đột ngột tăng cao, dễ gây chứng mất ngủ.
Hơn nữa, đường cũng là loại thực phẩm có tính axit. Ăn đường lúc đói, còn làm phá với sự cân bằng axit-base và sự cân bằng của các loại vi sinh vật, không có lợi cho sức khỏe.
Táo tàu khô
Táo tàu khô có chứa nhiều pectin và axit tannic. Những chất này kết hợp với axit dạ dày sẽ gây kết tủa thành cục trong dạ dày.
Dứa
Vitamin
Vitamin không phải là một loại thực phẩm. Nhưng ăn vitamin trong lúc đang đói bụng, thì khi cơ thể còn chưa kịp thời hấp thụ, chúng đã bị đào thải qua đường nướt tiểu và phân. Như nhóm vitamin hòa tan trong lipid như vitamin A phải sau khi hòa tan trong chất béo xong mới được niêm mạc dạ dày hấp thụ, nên dùng sau khi ăn mới có thể hấp thụ được gần như hoàn toàn.
Không nên bổ sung canxi
Canxi dạng thực phẩm hay dạng khác khi được bổ sung vào cơ thể dưới tác dụng của axit dạ dày đều bị phân tách thành các ion canxi. Không có sự tiêu hóa phân giải của axit dạ dày, canxi không thể được cơ thể hấp thụ và sử dụng tốt. Do đó, tốt nhất bạn nên cùng uống canxi với những các loại thực phẩm khác và không nên uống vào lúc đói.
Ngoài ra trong lúc đói, bạn cũng không nên dùng các loại thuốc kích thích dạ dày như aspirin, indomethacin, iodua kali, digitalis…
Bình luận của bạn