Dõi theo quá trình phát dục của trẻ

Quá trình phát dục ảnh hưởng rất lớn đến tâm - sinh lý và cả sức khỏe của mỗi người trong những giai đoạn tiếp theo của đời người

Dậy thì sớm vì uống nhiều nước ngọt

Dậy thì sớm vì béo phì

Con gái dậy thì tránh đồ ăn béo để ngừa ung thư vú

Nữ giới dậy thì sớm dễ mắc bệnh ung thư vú

Những nguy cơ với các bé gái dậy thì sớm

Giai đoạn ảnh hưởng rất lớn đến tâm – sinh lý

Từ tuổi 12 - 18, bé gái bắt đầu bước vào một giai đoạn quan trọng, đó là quá trình phát triển của hệ sinh dục. Quá trình phát dục ảnh hưởng rất lớn đến tâm - sinh lý và cả sức khỏe của mỗi người trong những giai đoạn tiếp theo của đời người. Trong quá trình phát triển ấy, nếu mọi việc tiến triển bình thường thì không có gì đáng bàn, nhưng nếu gặp trục trặc, cha mẹ cần được nhận biết sớm để có cách giải quyết nhanh nhất, khoa học nhất, giúp quá trình trưởng thành của các em đơn giản hơn, dễ chịu hơn.

Đối với các bé gái, mặc dù bộ phận sinh dục ngoài được bố trí, sắp xếp kín đáo và an toàn hơn so với các chàng trai, nhưng chúng cũng đòi hỏi sự chăm sóc thường xuyên ngay từ khi còn nhỏ. Cơ quan sinh dục phụ nữ phát triển mạnh vào tuổi dậy thì, nhưng ngay trong thời thơ ấu vẫn có thể bị nhiễm bệnh.

Cha mẹ cần quan tâm chăm sóc thường xuyên con cái, đặc biệt là ở giai đoạn dậy thì

Những bệnh dễ gặp ở tuổi dậy thì

Ở bất kỳ các trường hợp nào, các bà mẹ nên đưa con mình đi khám phụ khoa. Đừng sợ vì chuyện này mà con mình xấu hổ, hoặc sinh ra tò mò mà để bệnh phát triển thành kinh niên.

Chảy nước vàng hôi: Đây không phải bệnh mà là một triệu chứng viêm nhiễm ở phần ngoài âm hộ. Nguyên nhân là vệ sinh thân thể không đúng cách, đồ lót bẩn, có giun sán, có dị vật trong âm đạo. Đôi khi, hiện tượng chảy nước vàng hôi xuất hiện sau khi bé gái bị ốm (chẳng hạn sau khi viêm họng). Nếu không chữa dứt điểm, để tình trạng này kéo dài tới tuổi trưởng thành thì cô gái sẽ khó thụ thai.

Thống kinh: Là triệu chứng đau quặn thắt ở vùng bụng dưới (đôi khi còn kèm thêm đau lưng, nhức đầu, tiêu chảy) khi hành kinh. Có khoảng 60 - 70% bé gái trong 3 năm đầu hành kinh bị triệu chứng này, không có gì nguy hiểm nhưng làm cho 14 - 20% phải nghỉ học, gây lo lắng, thiếu tự tin cho trẻ.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là trong chu kỳ kinh nguyệt, niêm mạc tử cung tiết ra nhiều prostaglandin (từ giai đoạn tăng sinh đến giai đoạn chế tiết cuối vòng kinh) càng tăng cao hơn nữa trong ngày hành kinh, đặc biệt là trong 48 giờ đầu. Trường hợp này, gọi là thống kinh nguyên phát. Cũng có khi do thiếu vi chất (ví dụ thiếu calci) hoặc do các bệnh lý khác. Đối với trường hợp này, gọi là thống kinh thứ phát.

Rong kinh – Rong huyết: Rong kinh là hành kinh kéo dài hơn một tuần. Rong huyết là hiện tượng ra huyết ở bộ phận sinh dục (không phải do kinh nguyệt) kéo dài hơn một tuần. Khi kinh nguyệt kéo dài, máu kinh không đông, lượng máu ra nhiều vào giữa đợt có kinh, rong kinh kéo dài hơn 15 ngày, gọi chung là rong kinh –  rong huyết.

Khi vào tuổi dậy thì, có trẻ trong vòng 2 - 3 năm đầu, chu kỳ hành kinh không ổn định: estrogen tăng cao nhưng lại không có hiện tượng phóng noãn. Progesteron không được tiết ra cân đối với estrogen. Nội mạc tử cung dày lên mãi nhưng mạch máu không tăng trưởng kịp, không đủ máu nuôi dưỡng, bị hoại tử, bong ra từng mảng nhỏ, gây chảy máu dài ngày gọi là rong kinh. Trường hợp này gọi là rong kinh do hormone. Có khoảng 70% rong kinh ở tuổi dậy thì do hormone.

Bệnh viêm âm hộ: Nếu bệnh phát triển thành mạn tính, ổ viêm có thể lan tới tận buồng trứng. Triệu chứng chủ yếu của bệnh viêm buồng trứng là đau ở bụng dưới. Những phụ nữ có kinh nghiệm khi thấy đau bụng dưới thì nghĩ ngay tới buồng trứng. Còn các cô gái trẻ ít khi nhớ ra buồng trứng của mình nên thường tìm nguyên nhân ở chỗ khác (chẳng hạn như đau bụng kinh hoặc viêm âm đạo).

M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ