Những mối nguy hại khi tái sử dụng dầu ăn

Có nhiều lý do bạn không nên tái sử dụng dầu ăn

Thực hư công dụng của muối hồng Himalaya

Cải chíp và những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe

Dùng dầu ăn để trộn salad: Loại nào phù hợp nhất?

Người bệnh đái tháo đường nên sử dụng loại dầu ăn nào?

Dưới đây là những nguy hại khi dùng dầu ăn đã qua sử dụng:

Gây ung thư

Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy việc hâm nóng dầu ăn nhiều lần có thể làm thay đổi thành phần của dầu, giải phóng acrolein – một hóa chất độc hại và có khả năng gây ung thư. Tái sử dụng dầu ăn cũng có thể làm tăng sinh gốc tự do trong cơ thể, gây viêm – căn nguyên của hầu hết các bệnh mạn tính nguy hiểm, bao gồm: Ung thư, béo phì và đái tháo đường.

Sử dụng dầu chiên rán nhiều lần có thể làm tăng nguy cơ di căn ung thư vú

Phản ứng viêm kéo dài (viêm mạn tính) cũng có thể làm giảm sức đề kháng, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng.

Tăng cholesterol LDL

Thực phẩm được nấu bằng dầu ăn đã qua sử dụng có thể làm tăng mức cholesterol “xấu” (LDL) trong máu. Như bạn đã biết, mức cholesterol LDL cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch nguy hiểm, đột quỵ…

Tăng tiết dịch acid dạ dày

Dầu ăn đã qua sử dụng khiến dạ dày phải tiết nhiều acid hơn để tiêu hóa

Nếu bạn thấy cảm giác nóng rát trong dạ dày và cổ họng trở nên thường xuyên hơn, dầu ăn chiên đi chiên lại có thể là thủ phạm gây ra nó. Lúc này bạn nên tránh đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn… để giúp giảm tiết dịch acid dạ dày gây trào ngược.

Ngộ độc thực phẩm

Khi dầu đã qua sử dụng không được lọc và bảo quản đúng cách, các mảng thức ăn còn sót lại trong dầu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn Clostridium botulium, gây ngộ độc thực phẩm, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Sử dụng đúng loại dầu ăn cho từng công thức nấu nướng

Để phòng chống những nguy hại kể trên, bạn nên tránh dùng dầu ăn đã qua sử dụng nhiều lần. Bên cạnh đó, bạn cũng cần biết mỗi loại dầu có một đặc tính khác nhau, từ trạng thái dinh dưỡng đến điểm bốc khói (skome point). Đây là nhiệt độ dầu bắt đầu bị biến chất, giải phóng các các gốc tự do có hại cho sức khỏe. Chọn đúng loại dầu ăn phù hợp với từng món ăn sẽ giúp bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật.

Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mỗi gia đình nên có sẵn ít nhất  2 loại dầu ăn trong bếp:

- Những loại dầu ăn có thể chế biến ở nhiệt độ cao: Dầu quả bơ, dầu hoa rum, dầu cám gạo, dầu đậu nành, dầu lạc/đậu phộng, dầu hạt cải, dầu ngô, dầu thực vật, dầu cọ, dầu hướng dương. Những loại dầu này với điểm bốc khói trên 227 độ C.

- Loại dầu ăn phù hợp chế biến ở nhiệt độ vừa: Dầu olive, dầu hạnh nhân, dầu vừng/mè, dầu hạt maca, dầu hạt nho, dầu dừa. Những loại dầu kể trên có điểm bốc khói trong khoảng 177-218 độ C.

- Loại dầu ăn phù hợp để làm sốt, trộn salad: Dầu olive (nguyên chất), dầu hạt bí, dầu hạt lanh, dầu hạt óc chó… với điểm bốc khói thấp, từ 107-199 độ C.

Phạm Quỳnh H+ (Theo Ndtv)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng