Uống nhiều nước là giải pháp đơn giản và hữu hiệu nhất giúp bù lại lượn nước mất do thời tiết nóng.
Hà Nội: Xót xa bà lão vô gia cư chết thảm vì nắng nóng
Hà Nội: Nắng nóng trên 40 độ C, nhiều người già nhập viện
Những cách giải nhiệt sai lầm khi trời nắng 40 độ C
Hà Nội: Nắng nóng, người lớn và trẻ em vật vã trong bệnh viện
Chùm ảnh nắng nóng kinh hoàng ở Ấn Độ khiến 1.412 người chết
Trong mấy đợt nắng nóng đầu hè, nhất là từ đầu tháng 5 đến nay, Đợt nóng nắng này, tại nhiều địa phương nhiệt độ hấp thụ nhiệt ngoài trời lên tới 45 độ C. Với nền nhiệt cao, sự thích ứng của cơ thể rất khó khăn, nên rất dễ ốm. Vậy phải đối phó với thời tiết nắng nóng để bảo vệ sức khỏe như thế nào? Dưới đây là một vài chia sẻ của các chuyên gia:
Hạn chế ra ngoài vào lúc nắng cao điểm
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của El Nino, mùa hè năm nay nóng hơn mọi năm. Mức nhiệt 40,3 độ C ngày 28/5 vừa qua tại Hà Nội được ghi nhận là cao nhất trong 40 năm trở lại đây. Thời gian nắng nóng trong ngày thường từ 10 - 15h, nắng nóng cao điểm nhất vào khoảng 12 - 15h. Vì thế, người dân nên hạn chế làm việc, đi lại ngoài trời trong khoảng thời gian này.
Người dân không nên ra ngoài vào khoảng thời gian nắng nóng đỉnh điểm từ 12-15h trong ngày
Hơn nữa, để thuận tiện hơn, bạn nên sắp xếp các công việc làm ngoài trời vào buổi sáng và chiều tối, tự điều chỉnh nhịp độ hoạt động khi làm việc, tập luyện, vui chơi ngoài trời nắng.
Uống nhiều nước
Nên uống nhiều nước và đúng cách để bù lại lượng nước đã mất qua bài tiết. Cách tốt nhất là uống nước hoa quả hoặc các đồ uống dùng cho tập luyện thể thao. Không uống các viên thuốc muối trừ khi bác sỹ đồng ý.
Khi trời nóng nên uống nhiều nước hoặc các đồ uống khác. Nếu đang thực hiện các bài tập nặng trong điều kiện nóng bức, bạn cần uống 0,4 đến 0,9 lít mỗi giờ. Tránh uống đồ uống quá lạnh vì chúng có thể gây ra chứng co rút ruột. Không uống rượu vì nó sẽ làm cho bạn mất nước nhiều hơn.
Khi nước từ cơ thể bốc hơi qua da do đổ mồ hôi, nó không chỉ là nước lọc như khi ta uống vào, mà nó gồm cả muối, khoáng, đường… Đó là lý do khi mất nước nhiều, nếu chỉ uống nước lọc không cơ thể không dễ dàng hồi phục. Vì thế, sau buổi đi nắng về, nếu thấy mồ hôi ra quá nhiều, người mệt mỏi tốt nhất nên pha oresol với nước sôi để nguội theo đúng tỷ lệ để uống. Hay như ở nông thôn, người dân khi đi làm đồng về mệt mỏi, thường uống nước chanh tươi với một nhúm muối cũng giúp cơ thể lại sức nhanh chóng.
Tránh việc hoạt động liên tục giữa 2 môi trường quá chênh lệch nhiệt độ
Người lao động không nên làm việc liên tục dưới trời nắng để tránh bị say nắng
Theo tờ Healthday, một trang báo về sức khỏe, các bác sĩ khuyến cáo, những ngày nắng nóng, từ trong phòng điều hòa ra (hoặc ngược lại là từ ngoài nóng bước vào phòng điều hòa) cần phải có một thời gian "quá độ" chứ không nên vội bước từ nhà ra ngoài đường luôn.
Bởi khi đó, cơ thể không kịp thích nghi với sự chênh lệch quá lớn giữa nhiệt độ trong nhà và ngoài trời, nhiều người không kịp cần bằng cơ thể, dẫn đến các hiện tượng chảy máu cam, đau đầu, ngất xỉu, say nắng...
Mặc trang phục sáng màu, chống nắng khi ra ngoài
Áo chống nắng là trang phục không thể thiếu của người dân khi ra đường dưới trời nắng
Mùa hè, không nên mặc nhưng trang phục có nhiều màu, nên mặc quần áo nhẹ, mỏng, vừa người và sáng màu . Đồng thời, khi ra ngoài, nên đội mũ rộng vành để che nắng được nhiều và giữ cho đầu luôn mát.
Hoặc nếu khi nắng lên đỉnh điểm thì không nên ở ngoài trời quá lâu và cần có mũ nón, kính, áo chống nắng dày dặn để he che nắng.
Ăn thực phẩm tươi mát
Ngoài ra nên ăn bổ sung các loại thức ăn mát, các loại rau củ quả chứa nhiều kali như rau má, cà chua, rau đay, mồng tơi..., các loại hoa quả giúp tăng vitamin, giảm khô da như: ổi, chanh, táo, chuối, mía...
Buổi tối trước khi ngủ, tránh ăn nhiều thực phẩm từ thịt vì chúng làm khó ngủ. Uống nhiều nước sẽ làm bàng quang bị căng đầy, phải thường xuyên thức giấc đi tiểu. Tránh uống cà phê và thức uống có gas hoặc hút thuốc lá. Có thể uống trà tim sen để giúp làm mát cơ thể, dễ ngủ.
- Những ngày nắng nóng đỉnh điểm, cứ 2 giờ đồng hồ hãy uống 1 lít nước.
- Theo dõi nước tiểu để biết tình trạng giữ nước của cơ thể bạn. Nếu cơ thể bạn đủ nước, nước tiểu sẽ trong hoặc có màu vàng. Nước tiểu có màu vàng sẫm, cơ thể bạn càng thiếu nước trầm trọng.
Bình luận của bạn