Những cách giải nhiệt sai lầm khi trời nắng 40 độ C

Nước đá là lựa chọn của nhiều người khi trời nắng nóng (Ảnh minh hoạ)

Cẩn thận ngộ độc vì giải nhiệt sai cách

Những thức uống giúp giải nhiệt ngày hè

5 cách "giải nhiệt" cho tâm trạng ngày hè

Giải nhiệt với 8 loại trà tốt cho sức khỏe

Giải nhiệt bằng máy lạnh, quạt máy, trẻ ồ ạt nhập viện

Uống nước đá khi khát

Theo chuyên gia Lê Thị Hải - Giám đốc Trung tâm Khám và Tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sau thời gian đi ngoài trời nắng, bạn có cảm giác thèm một cốc nước mát lạnh, đặc biệt là các loại nước ngọt có ga để giảm cơn khát.

Tuy nhiên, đây là thời điểm không thích hợp để uống các loại nước trên, thậm chí chúng còn gây hại cho cơ thể. Theo lý giải của các chuyên gia, trong nước lạnh, các phân tử đang tích hợp nên rất khó thấm vào tế bào. Do đó sau khi uống, cơn khát vẫn không được giải quyết. Về lâu dài, thói quen này sẽ khiến cơ thể không đủ nước cung cấp cho hoạt động của các tế bào.

Một điều mà mọi người không ngờ tới đó là nước hơi ấm hoặc đun sôi, để nguội có thể bù đắp lại lượng nước đã mất một cách nhanh chóng. Vì các đơn phân tử dễ dàng thẩm thấu vào tế bào nhanh hơn nước lạnh.

Đặc biệt, chúng ta cần lưu ý những người bị cảm mạo, say nắng, mồ hôi không thoát, uống nước lạnh còn có thể khiến cho cơ thể không thể tản nhiệt, làm tăng nguy cơ sốt.

Theo bà Hải, vào mùa hè, bạn nên uống nước lọc hàng ngày, tránh xa các loại nước ngọt có ga, đồ uống năng lượng. Ngoài ra, bạn có thể tăng cường các loại nước ép rau quả, ăn thêm nhiều rau, trái cây.

Bên cạnh đó, lười uống nước là một sai lầm khá lớn của nhiều người, nhất là trong mùa hè khi cơ thể mất nhiều mồ hôi và muối.

Vị chuyên gia này khuyến cáo mọi người không nên để đến lúc khát mới uống nước. Khi đó cơ thể chúng ta đã mất đi một lượng nước khá lớn, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây cô đặc máu, ảnh hưởng đến tim, nguy cơ đột quỵ dưới trời nắng nóng.

Dùng điều hòa quá lạnh

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Bệnh viện Bạch Mai cho biết sai lầm lớn của nhiều người là dùng điều hòa với nhiệt độ thấp nhất ngay sau khi tiếp xúc với nhiệt độ nắng nóng ngoài trời.

Không nên dùng điều hoà ở nhiệt độ quá thấp

Theo ông, việc làm đầu tiên lúc này là bạn cần lau khô mồ hôi để tránh nhiễm lạnh đột ngột. Ngược lại, trước khi đi ra ngoài, bạn cũng nên tắt điều hòa 15-20 phút để tránh sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa trong nhà và ngoài trời.

Đặc biệt, nhiều nhà sử dụng điều hòa nhưng vẫn để thêm một chậu nước trong phòng. Điều này rất nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ em, vì hơi nước sẽ thu hút các bụi bẩn, vi trùng gây bệnh.

Bác sỹ Dũng khuyến nghị khi lắp điều hòa, bạn nên có thêm một chiếc quạt thông gió để trao đổi không khí với bên ngoài. Nhiệt độ trong phòng điều hòa để không cách biệt quá 5 độ C đối với ngoài trời. Các gia đình nên thường xuyên mở cửa sổ đổi gió để đảm bảo trao đổi đối lưu giữa không khí trong và ngoài.

Tắm ngay khi vừa đi nắng Khi vừa đi nắng về là thời điểm cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, nhiệt độ cao, nếu tắm ngay sẽ làm thân nhiệt thay đổi đột ngột, rất nguy hiểm, có thể gây đột quỵ. Vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn cần nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, khô mồ hôi trước khi tắm.

Đối với trẻ nhỏ, bác sỹ Dũng cho biết mùa hè cũng là thời điểm cha mẹ thường xuyên cho con đi biển, bơi. Trẻ thường thích nước nên cha mẹ cho tắm nhiều lần trong ngày hoặc ngâm mình dưới nước thời gian lâu cũng rất dễ bị cảm lạnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp