Làm thế nào để nâng cao trải nghiệm cho người tiêu dùng thực phẩm chức năng?
Phát hiện "lò luyện" thực phẩm chức năng giả quy mô lớn
Dùng thực phẩm bổ sung thế nào để phát huy hiệu quả?
Một số thực phẩm chức năng có tương tác nghiêm trọng với thuốc điều trị
Kỳ vọng của người tiêu dùng với sản phẩm thực phẩm chức năng
Sử dụng thực phẩm chức năng là giải pháp chăm sóc sức khỏe không hề xa lạ ở các nước phát triển. Dù chúng ta cố gắng xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất, mục tiêu này không phải lúc nào cũng khả thi. Đặc biệt, trong thời kỳ công nghiệp hóa, khẩu phần ăn hàng ngày rất dễ thiếu hụt vitamin, chất khoáng, chất chống oxy hóa và chất xơ. Thực phẩm bổ sung ra đời nhằm bù đắp khoảng trống này, nhờ đó hỗ trợ dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe nói chung.
Viên uống vitamin, thực phẩm chức năng thường được đựng trong lọ, hộp không quá bắt mắt. Vì thế, dù bạn đặt chúng trên bàn làm việc, trong tủ thuốc hay phòng ngủ, khả năng thỉnh thoảng quên uống một vài liều là rất cao.
Gánh nặng phải ghi nhớ dùng thực phẩm bổ sung mỗi ngày một phần gây ra tâm lý e ngại, cản trở mục đích chăm sóc sức khỏe. Vì thế, không ít người dùng cần các công cụ hỗ trợ tự động, để dễ dàng biến việc sử dụng chức năng thành thói quen hàng ngày.
Một ví dụ cho công cụ hỗ trợ người dùng thực phẩm chức năng là Loba – thiết bị chia thuốc viên theo ngày đi kèm ứng dụng thông minh. Thiết bị sẽ sáng đèn khi đến giờ uống thực phẩm bổ sung, uống thuốc. Ánh sáng phát ra không quá chói (người dùng được tự điều chỉnh) có nhiệm vụ đánh vào thị giác, nhắc nhở bạn dành thời gian cho chăm sóc sức khỏe. Kết hợp với thông báo nhờ ứng dụng trên thiết bị di động, Loba hứa hẹn giảm thiểu tình trạng “nhớ nhớ quên quên” mỗi khi dùng thuốc hay thực phẩm chức năng.
Mỗi dạng thực phẩm chức năng sẽ có liệu trình và thời gian sử dụng khác nhau, theo tư vấn của bác sỹ, dược sỹ. Người tiêu dùng cần hiểu rõ, các sản phẩm này không phải “thuốc chữa bệnh” ngay tức thì. Thay vào đó, chỉ khi kết hợp với một lối sống lành mạnh, thực phẩm chức năng mới có thể góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, phòng ngừa bệnh tật, hỗ trợ điều trị và kéo dài tuổi thọ. Vì vậy, việc sử dụng đều đặn là “chìa khóa” quyết định hiệu quả của sản phẩm.
Người tiêu dùng, khi được trao quyền làm chủ sức khỏe của mình, sẽ cảm thấy hài lòng cũng như duy trì sử dụng sản phẩm lâu dài hơn. Đây có thể là một cách tiếp cận mới, ứng dụng nền tảng smartphone có thể giúp các nhà sản xuất, kinh doanh tạo ra trải nghiệm thuận tiện cho người tiêu dùng.
Bình luận của bạn