Giảm nguy cơ bốc hỏa trong quá trình mãn kinh: Hãy bỏ thuốc lá và giảm cân ngay

Cơn bốc hỏa có thể khiến phụ nữ khó chịu, mệt mỏi và mất ngủ thường xuyên

Thiên ma (Black cohosh): Có giúp giảm bốc hỏa, đổ mồ hôi do mãn kinh?

Nguyên nhân nào khiến nam giới bị bốc hỏa?

Kinh nghiệm điều trị bốc hỏa dành cho phụ nữ tuổi tiền mãn kinh

4 biện pháp cải thiện bốc hỏa tiền mãn kinh

Bốc hỏa là một trong những triệu chứng khó chịu nhất mà quá trình mãn kinh mang lại. Các nhà khoa học cho rằng các cơn bốc hỏa là kết quả của những thay đổi ở vùng dưới đồi, đây là một phần của bộ não có chức năng kiểm soát thân nhiệt, cảm giác đói và khát.

Khi vùng dưới đồi hoạt động sai cách, nó sẽ hiểu nhầm thân nhiệt đang cao hơn bình thường, nên sẽ gửi tín hiệu đến các mạch máu trên bề mặt da để làm giãn và phân tán nhiệt cơ thể. Vì vậy, tim đập nhanh hơn để bơm báu đi, các mạch máu ngoại biên giãn ra, đổ mồ hôi dẫn đến mất nhiệt nhanh chóng và đi kèm với lạnh run, thở nông và gấp.

Các chuyên gia y tế thường gọi các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm là “triệu chứng rối loạn vận mạch”

Khoảng 85% phụ nữ đều trải qua các cơn bốc hỏa trogn quá trình mãn kinh. Hơn thế nữa, khoảng 55% những người này bắt đầu gặp các cơn bốc hỏa ngay cả trước khi có bất kỳ dấu hiệu mãn kinh nào khác, như kinh nguyệt không đều.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà các chị em phụ nữ chấp nhận “sống chung với lũ”. Theo một nghiên cứu mới của Tiến sỹ Hsin-Fang Chung đến từ Trường Y tế Công cộng tại Đại học Queensland (St. Lucia, Australia), việc bỏ hút thuốc lá và duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể giúp giảm bớt những dấu hiệu mãn kinh này.

Giảm nguy cơ bốc hỏa nhờ thay đổi lối sống

Nghiên cứu này đã kiểm tra dữ liệu từ 8 nghiên cứu khác, tổng cộng với 21.460 phụ nữ 50 tuổi đến từ Australia, Anh, Mỹ và Nhật Bản. Các nhà khoa học đã xem xét mối liên quan giữa chỉ số khối cơ thể (BMI) và hút thuốc lá với và nguy cơ mắc các triệu chứng rối loạn vận mạch.

Khi bắt đầu nghiên cứu, gần 60% phụ nữ có các triệu chứng rối loạn vận mạch, chẳng hạn như bốc hỏa hoặc đổ mồ hôi đêm. Một nửa trong số những người tham gia này bị thừa cân, trong đó có 21% bị béo phì và 17% có hút thuốc lá tại thời điểm nghiên cứu.

Nhìn chung, các phân tích cho thấy chỉ số BMI cao và hút thuốc lá nhiều hơn trong một khoảng thời gian dài đều có liên quan đến “các triệu chứng rối loạn vận mạch thường xuyên hơn hoặc nghiêm trọng hơn”.

Cụ thể:

- Phụ nữ béo phì có nguy cơ gặp triệu chứng rối loạn vận mạch thường xuyên hoặc nghiêm trọng cao hơn gần 60% so với phụ nữ có cân nặng bình thường.

- Phụ nữ hút thuốc lá có nguy cơ gặp triệu chứng rối loạn vận mạch thường xuyên hoặc nghiêm trọng cao hơn gần 80% so với phụ nữ chưa bao giờ hút thuốc.

- BMI cao có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các triệu chứng rối loạn vận mạch trong giai đoạn tiền mãn kinh, nhưng nguy cơ này giảm trong thời kỳ sau mãn kinh.

Bỏ thuốc lá là lựa chọn sáng suốt

Theo Tiến sỹ Hsin-Fang Chung: “So với phụ nữ có cân nặng bình thường và chưa bao giờ hút thuốc lá, phụ nữ béo phì hút thuốc lá làm tăng hơn 3 lần nguy cơ gặp các triệu chứng vận mạch thường xuyên hoặc nghiêm trọng”.

“Nguy cơ gặp phải các triệu chứng vận mạch thường xuyên hoặc nghiêm trọng là đặc biệt cao đối với những phụ nữ hút hơn 20 điếu thuốc mỗi ngày hoặc hút thuốc trong hơn 30 năm”, Giáo sư Gita Mishra đến từ Trường Y tế Công cộng nói thêm, “Điều này có thể một phần là do tác dụng chống estrogen của thuốc lá. Tuy nhiên, những phụ nữ bỏ hút thuốc trước khi bước sang tuổi 40 sẽ tránh được rủi ro này tương tự như những người chưa bao giờ hút thuốc lá”.

Những phát hiện này khuyến khích phụ nữ nên bỏ hút thuốc lá và có chiến lược quản lý cân nặng khoa học trước khi bước vào giai đoạn mãn kinh.

Biết Tuốt H+ (Theo MNT)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp