- Chuyên đề:
- Bí quyết giảm cân
Dùng giấm táo đúng cách có thể mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe
Lưu ý khi sử dụng giấm táo
"2 nên 3 không" khi dùng giấm táo giảm cân
Siêu thực phẩm giúp hạ cholesterol, tăng cường tiêu hóa, giảm cân nhanh
Theo Tạp chí Mirror, Victoria Beckham (một nữ doanh nhân, nhà thiết kế thời trang, người mẫu và ca sĩ người Anh, vợ của cựu danh thủ bóng đá David Beckham) là người thích thưởng thức một vài thìa giấm táo mỗi sáng để giúp cô giữ được vóc dáng. Trong khi Kourtney Kardashian (ngôi sao truyền hình, người mẫu, doanh nhân người Mỹ) lại chọn uống giấm táo 2 lần/ngày như một phần trong chế độ ăn uống lành mạnh của mình.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy giấm táo thật sự có thể giúp bạn đạt được mục tiêu giảm cân. Tuy nhiên, khi dùng cần phải cẩn thận và đúng cách để tránh những tác dụng phụ không mong muốn như:
Sâu răng
Bác sĩ ở Phòng khám Nha khoa Elmsleigh House (Anh) chia sẻ: "Giấm táo chứa acid malic và acid acetic có độ pH trung bình từ 2.5 đến 3.0, đủ mạnh để làm suy yếu men răng của bạn. Men răng yếu làm tăng nguy cơ sâu răng, đồng thời có thể tăng độ nhạy cảm của răng. Những người uống quá nhiều giấm táo không pha loãng thậm chí bị sưng hoặc bỏng trong miệng".
Tác dụng không mong muốn này đã được minh họa trong một nghiên cứu, trong đó bé gái 15 tuổi bị sâu răng do uống 237ml giấm táo không pha loãng mỗi ngày để giảm cân. Do đó, điều quan trọng là bạn cần pha loãng giấm đúng cách để bảo vệ răng. Các chuyên gia khuyên mọi người nên pha ít nhất 5-10 phần nước và 1 phần giấm, tránh dùng giấm làm nước súc miệng.
Tổn thương da và cổ họng
Những người sử dụng giấm táo cũng nên cẩn thận để bảo vệ làn da của mình vì chất lỏng có khả năng gây bỏng. Một nghiên cứu năm 2015 được công bố trên Tạp chí Da liễu Lâm sàng và Thẩm mỹ (Journal of Clinical and Aesthetic Dermatology) ghi nhận trường hợp bé gái 14 tuổi bị bỏng hóa chất sau khi dùng giấm táo như một "phương thuốc tự nhiên" để loại bỏ những nốt ruồi không mong muốn trên mũi.
Theo Tạp chí Healthline, một đánh giá về các chất lỏng có hại mà trẻ em vô tình nuốt phải đã xác định rằng acid acetic có trong giấm là loại acid phổ biến nhất gây bỏng cổ họng. Do đó bạn cần thận trọng trước khi uống giấm táo để tránh bị bỏng rát và gây tổn thương bên trong cổ họng.
Khó tiêu
Theo WebMD (web cung cấp thông tin về sức khỏe lớn nhất hiện nay), một số người có thể bị khó tiêu hoặc buồn nôn sau khi uống giấm táo. Do đó, điều quan trọng là bạn không nên uống khi bụng đói và ngừng uống nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường.
Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh Quốc (BMJ) các nhà khoa học tiến hành một thử nghiệm lâm sàng "mù đôi" (double-blind), ngẫu nhiên đối với một nhóm người thừa cân trong độ tuổi từ 12 đến 25. 30 người tham gia được chia thành 4 nhóm, trong đó 3 nhóm được uống 5ml, 10ml hoặc 15ml giấm táo đã pha loãng với nước vào mỗi buổi sáng và nhóm thứ 4 dùng giả dược.
Sau 3 tháng, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người uống giấm táo trong thời gian đó đã giảm 6-8kg cân nặng, tùy theo liều lượng. Nghiên cứu này cũng cho thấy vòng eo giảm đáng kể, đồng thời giảm lượng đường và cholesterol trong máu.
Chuyên gia dinh dưỡng người Anh Caroline Mason nói với Mirror: “Các nghiên cứu cho thấy giấm táo có thể giảm viêm, cải thiện tiêu hóa và tối ưu hóa sức khỏe miễn dịch. Nó còn được biết là có tác dụng ổn định lượng đường trong máu, giúp cảm thấy no lâu hơn, từ đó khiến chúng ta ăn ít và nạp ít calo hơn. 1-2 thìa canh giấm táo pha loãng với nước mỗi ngày có thể mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời".
* Lưu ý: Một số đối tượng cần tránh uống giấm táo bao gồm phụ nữ mang thai và cho con bú, người có nồng độ kali trong máu thấp (hạ kali máu), người có vấn đề về dạ dày (như loét dạ dày, thoát vị gián đoạn...).
Bình luận của bạn