Mẹo ngăn ngừa và giảm táo bón ngày Tết

Táo bón khiến bụng ì ạch khó chịu

5 lý do bạn cần biết để tránh bị táo bón khi đi du lịch

"Thủ phạm" gây táo bón trong chế độ ăn uống

7 loại carbohydrate tốt giúp bạn hết táo bón

Làm sao ngăn ngừa táo bón vào mùa Đông?

Vì sao dễ bị táo bón ngày Tết?

Ăn uống không điều độ

Ngày Tết Nguyên đán, các gia đình thường có tư tưởng mâm cao cỗ đầy, các món ăn thường rất giàu chất đạm, chất béo, tinh bột và đường nhưng lại ít chất xơ như bánh chưng, bánh tét, chả giò, thịt kho tàu... Các món ăn vặt ngọt như bánh kẹo, mứt ngọt. Các món chua cay như hành muối, dưa muối... 

Những ngày Tết cũng khiến nếp sinh hoạt và ăn uống của mọi người bị đảo lộn, nhiều người ăn uống không đúng giờ. Những yếu tố này là nguyên nhân dẫn đến táo bón ngày Tết.

Uống ít nước lọc

Ngày Tết mọi người thường có xu hướng uống nhiều bia, rượu, cà phê, nước ngọt, trà… hơn uống nước lọc. Nhiều người cho rằng chúng có thể thay thế nước lọc. Tuy cùng là chất lỏng nhưng thực tế những loại đồ uống trên lại khiến cơ thể của chúng ta bị mất nước. Bên cạnh đó, việc hấp thu quá nhiều đường, caffeine, phẩm màu… trong các loại đồ uống này sẽ gây rối loạn tiêu hóa, trong đó có táo bón.

Ít vận động

Mọi người thường ít vận động, làm việc hơn trong những ngày nghỉ Tết do quan niệm Tết là dịp để nghỉ ngơi sau một năm vất vả. Chúng ta thường thức khuya hơn, ngủ dậy muộn hơn, ít đi lại hơn và thường bỏ qua việc tập thể dục thể thao trong những ngày nghỉ Tết. Việc lười động khiến hệ tiêu hóa làm việc chậm chạp, ì ạch hơn, dễ dẫn đến tình trạng táo bón.

Mẹo ngăn ngừa và giảm táo bón ngày Tết

Táo bón tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ khiến người bị táo luôn cảm thấy nặng bụng ì ạch khó chịu. Táo lâu ngày còn có thể dẫn tới bệnh trĩ. Bạn cần lưu ý một số biện pháp giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa và giảm táo bón dịp Tết:

Ăn uống đúng giờ, đủ bữa

Mọi người cần duy trì thói quen ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa và cân bằng các nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn, hạn chế ăn nhiều các món chứa nhiều đạm, chất béo, đường và tinh bột sẽ giảm hiện tượng khó tiêu, đầy hơi và ngăn ngừa táo bón.

Ăn nhiều rau xanh và trái cây

Rau xanh và trái cây tươi nhiều chất xơ hỗ trợ ngăn ngừa và giảm táo bón

Rau xanh và trái cây tươi nhiều chất xơ hỗ trợ ngăn ngừa và giảm táo bón

Chất xơ không hòa tan giúp làm mềm phân và quá trình đại tiện dễ dàng hơn. Nên đảm bảo ăn đủ 20-35gram chất xơ mỗi ngày, dù trong ngày Tết để hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Những thực phẩm chứa nhiều chất xơ là ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc nguyên cám, trái cây tươi (lê, dâu tây, bưởi, dưa hấu, táo, cam…), rau xanh (súp lơ xanh, rau bina, đậu bắp, cà tím...).

Bổ sung men vi sinh cho đường ruột

Men vi sinh hay probiotics có thể giúp cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột, giảm rõ rệt các tình trạng đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu, táo bón mạn tính. Các thực phẩm bạn nên ăn như sữa chua, nấm sữa kefir (không đường), ăn vừa phải các thực phẩm muối chưa.

Uống nhiều nước

Nước giúp phân mềm hơn và giúp chúng di chuyển trong đại tràng dễ dàng hơn. Bạn cần đảm bảo uống đủ khoảng 2l nước lọc mỗi ngày và chia nhỏ thành nhiều lần uống để cung cấp nước đều đặn hơn trong một ngày. Cách làm này không chỉ hạn chế tình trạng táo bón mà còn ngăn ngừa tình trạng mất nước.

Duy trì vận động mỗi ngày

Tuy ngày Tết có nhiều thời gian nghỉ ngơi nhưng bạn nên duy trì vận động thể chất khoảng 30 phút mỗi ngày. Tập thể dục nhẹ nhàng giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, giải phóng khí ra khỏi dạ dày, giảm táo bón và đầy hơi trong ngày Tết.

Duy trì thói quen đại tiện đều đặn

Nhịn đại tiện không chỉ góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón, mà còn khiến cho trực tràng không còn kích thích nữa mà sẽ dần dần sa ra ngoài, đây cũng chính là một nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Do đó, bạn cần lưu ý duy trì thói quen đại tiện đều đặn, nên thực hiện mỗi ngày.

Táo bón khi nào cần khám bác sĩ?

Táo bón không phải bệnh nan y, nhưng nếu để táo bón kéo dài khiến bạn mắc phải các biến chứng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe như rách hậu môn, mắc bệnh trĩ, đại tiện ra máu, tắc ruột…

Vì thế khi thấy các biểu hiện như đại tiện có máu kèm theo, xuất hiện các vết nứt ở hậu môn, đau quặn ở hậu môn và bụng khi đi vệ sinh, chảy máu trực tràng, sốt, nôn, sụt cân nhiều, táo bón xen kẽ với tiêu chảy thì nên đi thăm khám bác sĩ.

 
Nguyễn Thanh (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp