Giảm cân nhanh, chống béo phì là cách chữa bệnh ung thư hiệu quả?
Khám phá bất ngờ: Tế bào ung thư cần mỡ để phát triển
Cách đường trở thành “nhiên liệu” cho tế bào ung thư
Uống nước lô hội mật ong có trị khỏi ung thư?
Có nên dùng thuốc điều trị gout mỗi ngày hay không?
Mặc dù dự án nghiên cứu vẫn chưa được hoàn thành, các nhà khoa học tới từ Trường Y Havard (Mỹ) vẫn tin rằng phụ nữ mắc bệnh ung thư giảm được 10% trọng lượng cơ thể của họ có thể tăng thêm 20% khả năng sống sót trong 5 năm.
Theo đó, béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Như vậy, định nghĩa này đã chỉ rõ, mỡ chính là một tiêu chuẩn duy nhất và rõ ràng của béo phì. Các mô mỡ béo thúc đẩy sự lưu thông của estrogen, insulin và leptin qua cơ thể. Chỉ cần số lượng nhỏ 3 hormone này cũng có thể gây nên sự tăng trưởng của các khối u ung thư.
Các nghiên cứu trước bởi các nhà nghiên cứu khác đã tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ cho rằng việc giảm trọng lượng cơ thể tương quan với giảm đáng kể sự hiện diện của hormone thúc đẩy ung thư, đặc biệt là ung thư vú.
Béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường… mà còn làm tăng khả năng mắc một số bệnh ung thư nguy hiểm
Được biết, các nhà khoa học sẽ thực nghiệm trên 13.200 phụ nữ bị ung thư vú. Một nửa trong số này sẽ được yêu cầu tiêu thụ không quá 1.500 calorie mỗi ngày, 5 lần một tuần cũng với việc phải duy trì thói quen tập thể dục. Thử nghiệm sẽ kế thúc vào năm 2021.
TS. Jennifer Ligibel cho biết: “Đây sẽ là nghiên cứu lớn nhất để thử nghiệm tác động của việc giảm cân đối với bệnh ung thư. Chúng tôi rất kỳ vọng vào nghiên cứu này”.
Lưu ý:
Các chuyên gia dinh dưỡng thuộc Trung tâm Ung thư PCC Singapore khuyên bệnh nhân ung thư cần kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể bằng cách điều chỉnh thói quen ăn uống và tăng cường tập luyện thể thao.
Để tăng cường sức khỏe, hàng ngày bệnh nhân nên nên ăn ít nhất 2 phần trái cây tươi và rau xanh, uống ít nhất 1,5 lít chất lỏng mỗi ngày. Ăn uống cần cân bằng và phong phú thực phẩm (đủ 4 nhóm: Đường bột, đạm, béo, vitamin - khoáng chất), hạn chế các sản phẩm từ bơ, dầu thực vật và dầu ăn. Người bệnh được khuyên tuân theo một chế độ ăn kiêng lâu dài, song cũng cần linh hoạt thay đổi cho phù hợp với lối sống của bạn và gia đình. Hãy tư vấn bác sỹ, chuyên gia y tế để sử dụng loại thực phẩm chức năng phù hợp.
Bên cạnh đó, vận động thể chất rất tốt cho cơ thể của bạn, giúp thư giãn, làm cơ thể thon gọn, săn chắc và khỏe mạnh, duy trì được cân nặng lý tưởng. Thực tế, lượng năng lượng được đốt cháy tùy thuộc vào thời gian và cường độ luyện tập. Các chuyên gia y tế khuyến cáo những hoạt động bệnh nhân ung thư nên áp dụng hàng ngày như: Đi bộ mỗi ngày 20 - 30 phút, tập yoga, đạp xe, bơi lội...
Bình luận của bạn