Đổ mồ hôi trộm có thể là dấu hiệu một số vấn đề sức khỏe
Đổ mồ hôi đêm và giảm cân đột ngột: Dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm!
6 dấu hiệu điển hình chứng tỏ mãn kinh đã "gõ cửa"
Mẹo hay giúp hạn chế đổ mồ hôi vào mùa hè
9 nguyên nhân không ngờ khiến bạn đổ mồ hôi nhiều
Chứng đổ mồ hôi đêm có thể xuất hiện ở người lớn ngay cả khi trong phòng ngủ có bật quạt, điều hòa. Một số lý do sau có thể gây ra tình trạng thường xuyên đổ mồ hôi ở lưng, cổ khi ngủ:
Giường ngủ
Những vật dụng như chăn ga, đệm và gối có thể là nguyên nhân khiến bạn đổ mồ hôi vào ban đêm. Một số chất liệu làm chiếu, chăn không thoát nhiệt tốt sẽ làm cơ thể bạn đổ mồ hôi khi tiếp xúc với chúng.
Stress
Stress có thể gây ra nhiều phản ứng sinh lý, trong đó có đổ mồ hôi khi ngủ. Đôi khi, hiện tượng đổ mồ hôi trộm có thể đi kèm ác mộng, thở gấp, tăng nhịp tim hoặc khó ngủ vì lo âu.
Hormone thay đổi
Giai đoạn đang mang thai, trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc mãn kinh có thể khiến phụ nữ đổ mồ hôi đêm
Khi cơ thể đang trong giai đoạn thay đổi nội tiết tố, bạn có khả năng đổ mồ hôi trộm khi ngủ. Do nồng độ estrogen sụt giảm, phụ nữ thời kỳ mãn kinh dễ bốc hỏa vào ban đêm, đổ mồ hôi khi ngủ. Nồng độ testosterone xuống thấp cũng ảnh hưởng đến nhiệt độ thân thể của nam giới vào ban đêm.
Bạn đang uống thuốc
Đổ mồ hôi vào ban đêm có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc, như thuốc chống trầm cảm. Bạn có thể trao đổi với bác sỹ về hiện tượng này để có cách khắc phục.
Một số bệnh lý
Theo Mayo Clinic, một số vấn đề sức khỏe sau gây ra hiện tượng đổ mồ hôi đêm: hội chứng tăng tiết mồ hôi, cường giáp, rối loạn lo âu, bệnh tự miễn, chứng ngưng thở khi ngủ hoặc bệnh nhiễm trùng. Nếu bạn bị đổ mồ hôi trộm khi ngủ kéo dài thường xuyên, hãy đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác nhất.
Chế độ ăn uống
Gia vị cay nóng làm tăng thân nhiệt, gây đổ mồ hôi khi ngủ
Nếu bạn uống rượu, bia trước khi đi ngủ, khả năng cao thân nhiệt bạn sẽ tăng cao, gây đổ mồ hôi vào ban đêm. Một số thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ có thể gây tăng tiết mồ hôi ở những người vốn dễ đổ mồ hôi.
Để chữa trị đổ mồ hôi đêm dứt điểm, bạn cần có sự hỗ trợ của bác sỹ để xác định nguyên nhân gốc rễ của hiện tượng này. Một số phương pháp sau đây giúp bạn cải thiện chứng đổ mồ hôi trộm để có giấc ngủ ngon hơn.
Điều chỉnh giường ngủ
Vào mùa hè, bạn nên chọn loại đệm mát hoặc tốt nhất là nên bỏ hết đệm, ga thay bằng chiếu trúc hoặc chiếu làm mát. Bạn cũng nên giữ vùng đầu mát mẻ, thoải mái. Thay vì gối bông, bạn nên dùng loại gối cứng, mỏng hoặc gối làm mát.
Điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ
Mở cửa sổ giúp tăng lưu thông không khí, giúp phòng ngủ mát mẻ hơn
Nếu không sử dụng điều hòa, bạn nên mở cửa sổ để không khí trong phòng ngủ được lưu thông. Bạn cũng có thể tắm, lau người với nước mát trước khi đi ngủ để làm mát cơ thể. Khi sử dụng điều hòa, bạn nên giảm nhiệt độ trước giờ ngủ, khiến cơ thể hạ nhiệt một cách tự nhiên, hạn chế đổ mồ hôi trộm.
Chọn đồ ngủ thoáng khí, thoải mái
Để giảm đổ mồ hôi đêm, bạn nên mặc chọn đồ ngủ rộng rãi, thoải mái từ chất liệu thoáng khí như cotton, vải lanh, lụa. Nhiều người không thích ngủ nude, nhưng phương pháp ngủ không mặc quần áo đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhất là làm mát cơ thể.
Hạn chế đồ uống có cồn, ăn quá nhiều trước khi ngủ
Rượu, bia và đồ ăn cay nóng có thể khiến bạn tăng thân nhiệt khi ngủ. Ăn quá nhiều trước khi đi ngủ khiến dạ dày phải hoạt động, quá trình trao đổi chất sinh nhiệt cũng khiến bạn dễ đổ mồ hôi hơn.
Chế độ ăn uống hàng ngày nên có nhiều rau xanh, hoa quả có tính mát để bù nước cho cơ thể, giúp bạn duy trì thân nhiệt ổn định.
Bình luận của bạn