8 điều cần làm để phòng ngừa đột quỵ ở người cao tuổi

Enzyme nattokinase có nhiều trong đậu tương lên men giúp ngăn ngừa đột quỵ ở người cao tuổi

Thoát khỏi cánh cửa “tử thần” sau cơn đột quỵ: Ăn gì tốt?

7 cách giúp phòng tránh đột quỵ, ung thư bạn nên biết

Làm thế nào để ngăn ngừa đột quỵ tái phát?

Sơ cứu cho người bị đột quỵ như thế nào?

Có nhiều yếu tố nguy cơ của đột quỵ, bao gồm: Yếu tố sinh lý (tuổi tác, lịch sử gia đình) và yếu tố bệnh lý (bệnh béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch,…). Đối với những yếu tố sinh lý, bạn không thể thay đổi tuổi tác cũng như lịch sử gia đình, nhưng bạn có thể kiểm soát được các yếu tố bệnh lý để từ đó ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ. Cụ thể, dưới đây là 8 việc bạn nên làm ngay từ hôm nay:
1. Giữ huyết áp ổn định
Huyết áp cao là nguyên nhân chủ yếu của đột quỵ ở cả nam và nữ. Huyết áp không được kiểm soát tốt có thể làm tăng từ 2 – 4 lần nguy cơ đột quỵ. Việc theo dõi và điều trị bệnh huyết áp cao có thể mang lại những kết quả rất tích cực đối với sức khỏe mạch máu.
Mục tiêu cụ thể: Duy trì huyết áp dưới 120/80 nếu có thể. 
Cách thực hiện:
- Giảm lượng muối trong chế độ ăn sao cho không quá 1.500 miligam mỗi ngày (khoảng một nửa thìa cà phê).
- Tăng cường thực phẩm chứa chất béo không bão hòa, đồng thời tránh thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa trong chế độ ăn hàng ngày.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây, cá, ngũ cốc nguyên hạt và sữa ít béo. 
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao, ít nhất là 30 phút mỗi ngày.
- Bỏ thuốc lá nếu đang hút.
- Sử dụng thuốc huyết áp theo đúng chỉ định.
Béo phì cũng như các biến chứng liên quan đến nó (bao gồm huyết áp cao và bệnh tiểu đường) có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. 
Mục tiêu cụ thể: Hướng đến chỉ số khối cơ thể lý tưởng (BMI) là 25 hoặc ít hơn.
Cách thực hiện:
- Cố gắng ăn không quá 1.500 đến 2.000 calo mỗi ngày (tùy thuộc vào cường độ vận động và chỉ số BMI hiện tại).
- Tăng cường luyện tập, biến việc luyện tập thành một phần hoạt động không thể thiếu trong ngày bằng cách như: Đi bộ, chơi golf, tennis,…
3. Tập thể dục nhiều hơn
Tập thể dục vừa góp phần giảm cân và hạ huyết áp, vừa trực tiếp giúp tăng tuần hoàn và lưu thông máu, giảm nguy cơ đột quỵ.
Mục tiêu cụ thể: Tập thể dục ở cường độ vừa phải ít nhất năm ngày một tuần.
Cách thực hiện:
- Đi dạo mỗi ngày sau khi ăn sáng.
- Tham gia vào các câu lạc bộ thể dục thể thao.
- Tập đến mức thở khó nhưng vẫn có thể nói chuyện với người khác.
- Đi cầu thang bộ thay vì thang máy khi có thể.
- Nếu không thể tập liên tục 30 phút, hãy chia thành các bài tập từ 10 – 15 phút và tập nhiều lần.
4. Uống rượu bia có chừng mực
Trên thực tế, có nghiên cứu đã chỉ ra, uống một ly rượu mỗi ngày giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Tuy nhiên, nếu uống nhiều hơn 2 ly mỗi ngày, nguy cơ đột quỵ sẽ tăng lên đáng kể. Chính vì vậy, để phòng ngừa đột quỵ, cần hạn chế uống rượu bia hoặc uống rất chừng mực.
Mục tiêu cụ thể: Hạn chế rượu bia.
Cách thực hiện:
- Quyết tâm không uống nhiều hơn 1 ly rượu mỗi ngày.
- Uống rượu vang thay vì các loại thức uống có cồn khác vì trong rượu vang chứa resveratrol, được cho là giúp bảo vệ tim và não.
5. Điều trị rung tâm nhĩ (nếu mắc bệnh)
Rung tâm nhĩ là một dạng rối loạn nhịp tim khiến cho máu luẩn quẩn và hình thành nên các cục máu đông trong tim. Sau đó, những cục máu đông này có thể đi lên não, gây ra đột quỵ. Theo nghiên cứu, người mắc bệnh rung tâm nhĩ có nguy cơ đột quỵ cao gấp 5 lần so với người bình thường.
Mục tiêu cụ thể: Điều trị bệnh rung tâm nhĩ nếu mắc bệnh.
Cách thực hiện:
- Nếu bạn có các triệu chứng như tim đập nhanh hoặc khó thở, trước hết, cần đi khám để được chẩn đoán tình hình cụ thể.
- Người bị rung tâm nhĩ có thể cần dùng thuốc chống đông máu để giảm nguy cơ đột quỵ. Việc sử dụng thuốc cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của chuyên gia y tế.
6. Điều trị bệnh tiểu đường (nếu có)
Lượng đường trong máu cao sẽ khiến mạch máu bị suy yếu theo thời gian, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong mạch máu.
Mục tiêu cụ thể: Kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
Cách thực hiện:
- Theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên.
- Ăn uống khoa học, tập thể dục thường xuyên và uống thuốc theo đúng chỉ định để giữ lượng đường trong máu của bạn ở phạm vi an toàn.
7. Bỏ thuốc lá (nếu hút thuốc)
Các chất kích thích trong thuốc lá khiến mạch máu dày lên, tăng lượng mảng bám tích tụ trên thành động mạch. Việc xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh và cai thuốc lá sẽ giúp bạn giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ.
Mục tiêu cụ thể: Bỏ thuốc lá.
Cách thực hiện:
- Tham khảo ý kiến chuyên gia về cách thích hợp nhất để bỏ thuốc lá.
- Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ bỏ thuốc lá, chẳng hạn như thuốc hoặc miếng dán nicotine.
8. Dùng sản phẩm chứa enzyme nattokinase
Hiện nay, xu hướng dùng sản phẩm thảo dược giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị đột quỵ ngày càng được nhiều người lựa chọn vì tính an toàn, hiệu quả và không gây tác dụng phụ. Đi đầu trong dòng sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính từ nattokinase.
Nattokinase là một loại enzyme được chiết xuất từ đậu tương lên men theo phương pháp truyền thống của Nhật Bản. Khi đi vào cơ thể, nattokinase có thể phân hủy fibrin (sợi tơ huyết tạo nên cục máu đông – tác nhân chính gây đột quỵ), từ đó ngăn ngừa và làm tan cục máu đông. Đặc biệt, tác dụng của nattokinase mạnh gấp 4 lần so với plasmin (enzyme nội sinh). Chính vì vậy, bổ sung nattokinase là cách phòng ngừa đột quỵ rất hiệu quả.
Không những thế, nattokinase còn có khả năng làm giảm độ nhớt máu và độ dính của tiểu cầu, ức chế men chuyển, từ đó giúp hạ huyết áp ở những người mắc bệnh cao huyết áp - đối tượng có tỷ lệ đột quỵ cao. 
Với những ưu điểm nổi bật trên, sản phẩm chứa nattokinase giúp phòng ngừa đột quỵ tái phát rất hiệu quả. Trong bối cảnh thị trường có rất nhiều sản phẩm chứa nattokinase thì thực phẩm bảo vệ sức khỏe ra đời vào năm 2006 được nhiều người lựa chọn hơn cả vì lịch sử lâu đời, được sản xuất bởi đơn vị uy tín, trải qua nhiều nghiên cứu trên lâm sàng cho thấy hiệu quả tích cực và được các chuyên gia khuyên dùng.
Phòng ngừa đột quỵ có vai trò quan trọng nhưng lại là việc không hề dễ dàng. Hãy nâng cao ý thức giữ gìn sức khỏe, thay đổi lối sống kết hợp sử dụng sản phẩm có thành phần chính từ nattokinase mỗi ngày để phòng ngừa đột quỵ một cách tích cực nhất.
Thảo Anh
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes – Giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não (đột quỵ) do tắc mạch và các di chứng
Tai biến mạch máu não gồm 2 loại chính là nhồi máu não (do tắc mạch máu trong não thường gây ra bởi cục máu đông) và xuất huyết não (do vỡ mạch máu trong não). Trong đó, 80% tai biến mạch máu não là do nhồi máu não. Tổn thương này làm giảm đột ngột hoặc ngưng hoàn toàn việc cung cấp máu đến não. Chính vì vậy, các tế bào thần kinh bị tổn thương và chức năng hoạt động của cơ quan này có thể sẽ bị ngưng trệ trong một thời gian dài và gây ra các di chứng như: Liệt, nói ngọng, méo miệng, loét do nằm lâu,…
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nang Nattospes giúp phòng ngừa và hạn chế các cục máu đông, tăng tuần hoàn và lưu thông máu; phòng ngừa tai biến mạch máu não và các di chứng của nó, giúp phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến cục máu đông như viêm tắc tĩnh mạch, động mạch, các biến chứng của bệnh tiểu đường, bệnh mạch vành, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy giảm trí nhớ ở người già.
Sản phẩm Nattospes đã được kiểm chứng lâm sàng có hiệu quả cao trong phòng ngừa và phá được các cục máu đông, tăng tuần hoàn và lưu thông máu; giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não và các di chứng của nó do tắc mạch.
XNQC: 00271/2017/ATTP-XNQC
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18006305, kết bạn ZALO/VIBER số 0917185170/ 0917230950 hoặc xem trên website: https://nattospes.vn/.
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
 
 
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già