Giữ bàng quang luôn khỏe

Uống nước thường xuyên

Là thói quen có lợi giúp cơ thể thanh lọc và “cuốn” đi những loại vi khuẩn gây viêm nhiễm bàng quang. Ngược lại lười uống nước sẽ dẫn đến nguy cơ bị viêm nhiễm đường tiết niệu và tất nhiên rất dễ lây lan sang bàng quang.

Uống nước thường xuyên nhưng không có nghĩa là nên uống no nước vì sẽ gây nên tình trạng ngập úng não nguy hiểm, hơn nữa nó sẽ luôn khiến cho bàng quang phải hoạt đồng hết công suất. Lời khuyên dành cho bạn là chỉ nên uống khoảng 6 – 8 ly nước mỗi ngày.

Thêm vào đó, không nên uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ ít nhất là 2 giờ vì thói quen này sẽ khiến cho giấc ngủ của bạn bị gián đoạn vì buồn tiểu. Đôi khi ngủ quên có thể khiến cho bàng quang bị căng phồng mà không được “giải tỏa” vì thế sẽ gây hại cho bàng quang. Lâu dài có thể gây nên bệnh liên quan đến bệnh thận hoặc bàng quang.

Lựa chọn đồ uống


Nước là “vệ sĩ” cho bàng quang tuy nhiên không có nghĩ là có thể tùy tiện sử dụng các loại đồ uống, bởi những đồ uống có chứa caphein và cồn sẽ kích thích việc đi tiểu nhiểu hơn, tăng nguy cơ khử nước, vì thế sẽ là “kẻ thù” đối với bàng quang.

Loại nước thích hợp cho cơ thể và dễ dàng “kết thân” với bàng quang là nước lọc va nước trái cây tươi.

Không bao giờ nên nhịn tiểu

Nhịn tiểu không chỉ gây nên cho bạn cảm giác khó chịu và bất an mà còn ảnh hưởng đến sự an nguy của bàng quang. Theo giáo sư Gopal Badlani thuộc trường đại học Wake Forest - Mỹ thì việc nhịn tiểu đồng nghĩa rằng bạn phải thắt chặt các cơ, nén ép bàng quang để kiểm chế việc đi tiểu, nước tiểu không được đào thải ra bên ngoài vào đúng thời điểm cần thiết sẽ khiến cho vi khuẩn có cơ hội tích tụ lại và tăng nguy cơ viêm nhiễm bàng quang.

Vậy nên đừng bao giờ nên “lưu giữ” nước tiểu mà hãy đi tiểu ngay khi bàng quang “thông báo” cho bạn muốn “xả lũ”.

Tránh xa khói thuốc lá


Theo thống kê trên thế giới hàng năm có hơn 50.000 người mắc ung thư bàng quang do khói thuốc lá là thủ phạm. Chuyên gia sức khỏe Badlani cũng cảnh báo những người nghiện thuốc sẽ có nhiều hơn 2/3 nguy cơ mắc ung thư bàng quang so với những người không có thói quen này.

Vì sức khỏe của bàng quang nói riêng và sức khỏe nói chung bạn cần tìm cách sớm đoạn tuyệt với thuốc lá.

Áp dụng bài tập Kegel

Là loại bài tập chú trọng đến các cơ và giúp bạn chủ động hơn trong việc khống chế và kiếm soát “cơ chế” của bàng quang. Hiểu đơn giản các cơ bị yếu sẽ làm tăng nguy cơ rò rỉ nước tiểu và ảnh hưởng đến sức khỏe bàng quang. Bài tập Kegel sẽ giúp bạn khắc phục được yếu điểm này.

Khống chế cân nặng

Việc tăng cân nhanh chóng hoặc luôn rơi vào trạng thái dư thừa cân nặng sẽ khiến cho bàng quang luôn phải chịu sức ép của trọng lượng cơ thể. Các chuyên gia khuyên bạn bình ổn mức cân nặng để đảm bảo sức khỏe, phòng tránh bệnh tật và để “kết thân” với bàng quang là điều mà tất cả chúng ta nên làm.

Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia thuộc trường đại học California – Mỹ thì ngay kể cả khi bạn chỉ giảm được một lượng rất nhỏ trọng lượng cơ thể có thể chỉ là 5% trong lượng cơ thể thì khả năng kiểm soát hoạt động của bàng quang của bạn cũng sẽ tốt hơn rất nhiều. Nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia của 338 phụ nữ béo phì.

Tránh táo bón

Táo bón sẽ gây sức ép cho bàng quang khi chủ nhân của nó phải “nén hơi” để đưa chất thải ra ngoài. “Cơ chế” này sẽ trực tiếp tác động xấu đến chức năng của bàng quang, lâu dài sẽ gây nên rắc rối.

Vì thế bạn nên bằng nhiều cách hạn chế nguy cơ bị táo bón với những bí kíp đơn giản như tăng cường chất xơ, uống nhiều nước, vận động thường xuyên.

Thận trọng với các loại thuốc


Thuốc được mệnh danh là “con dao hai lưỡi”, trên thực tế hầu hết các loại thuốc ngoài công dụng chính là điều trị bệnh đều có tác dụng phụ và một trong những tác dụng phụ của nó là ảnh hưởng đến sức khỏe bàng quang ví như việc lắng cặn của thuốc gây bệnh thận và rất dễ lan xuống bàng quang. Chính vì thế, trước khi sử dụng bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về tính năng phụ này của thuốc.

Vệ sinh trước và sau khi sex

Trước và sau “giao ban” bạn cần vệ sinh “vùng kín” để hạn chế sự tồn tại và phát triển của các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang…

Ngoài ra, trước và sau khi “yêu” bạn nên đi tiểu, đây là thói quen có lợi cho bàng quang, giúp đào thải những vi khuẩn tích tụ ở bàng quang.

Ăn và uống

Chế độ ăn và uống không những có tác động trực tiếp đến sức khỏe mà nó còn có những ảnh hưởng đến bàng quang. Theo các chuyên gia thì ngoài một chế độ ăn uống cân bằng bạn nên bổ sung các loại thực phẩm như sau vào trong thực đơn vì những tính năng nổi trội của nó với bàng quang:

Quả nam việt quất: Có chứa thành phần acid và chất chống oxy hóa tự nhiên giúp ngăn ngừa và khống chế các loại vi khuẩn là tiền nguyên nhân gây nên chứng viêm đường tiết niệu.

Sữa chua: Minh chứng đã chỉ ra rằng trong sữa chua có chứa hàng triệu vi khuẩn sống lên men sẽ là “vũ khí” giúp bạn giảm được 30 – 45% nguy cơ ung thư bàng quang.

Chuối: Có chứa nhiều chất xơ, rất có lợi cho “sức khỏe” của bàng quang. Nguồn dồi dào kali trong chuối sẽ bảo vệ bàng quang khỏi nguy cơ mắc chứng viêm nhiễm.

Ngược lại những thực phẩm không có lợi cho bàng quang là thực phẩm chứa nhiều acid, đồ ăn có chứa nhiều gia vị cay nóng, đồ ăn có chứa nhiều đường.

Lưu ý: Nếu bạn gặp phải những dấu hiệu bất thường sau đây thì chứng tỏ bàng quang của bạn đang bị “ngã bệnh” nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời:

Không có khả năng “làm chủ” khi đi tiểu

Nước tiểu nặng mùi

Nước tiểu có lắng cặn và vẩn đục

Tiểu khó, tiểu buốt, tiểu dắt

Nước tiểu có lẫn máu


linhly
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp