Hà Nội ghi nhận ca viêm não Nhật Bản dù đã tiêm 4 mũi vaccine

Hà Nội xuất hiện ca viêm não Nhật Bản đầu tiên sau 2 năm trở lại đây - Ảnh minh họa.

Hà Nội ghi nhận ca viêm não Nhật Bản thứ hai trong năm 2023

Podcast: Bác sĩ chỉ cách nhận biết và phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản gia tăng, làm sao để phòng bệnh?

Thận trọng khi vào mùa viêm não Nhật Bản

Trẻ khởi phát bệnh với các triệu chứng sốt cao, đau đầu, hôm 16/6. Một ngày sau, trẻ bị cứng gáy, đi lại loạng choạng, được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả xét nghiệm Mac-Elisa dịch não tủy của bệnh nhi cho thấy dương tính với virus viêm não Nhật Bản.

Đáng chú ý, bé trai đã tiêm 4 mũi vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản, trong đó mũi cuối cùng vào ngày 15/6/2019.

Viêm não Nhật Bản là bệnh cấp tính lây truyền qua đường máu do virus viêm não Nhật Bản gây nên. Ở Việt Nam, muỗi Culex tritaeniorhynchus sinh sản mạnh vào mùa Hè (nhất là từ tháng 3 đến tháng 7), hoạt động mạnh vào lúc chập tối. Loài muỗi này có mật độ cao ở vùng đồng bằng và trung du, là trung gian chủ yếu truyền bệnh viêm não Nhật Bản ở nước ta.

Theo Bệnh viện Nhi trung ương, bệnh viêm não Nhật Bản thường gây viêm não, màng não ở trẻ em, có tỷ lệ tử vong và di chứng cao (25-35%) như: Rối loạn tâm thần, liệt, rối loạn ngôn ngữ, co giật, động kinh, nằm liệt giường… ở một nửa số người sống sót.

Trong 1-2 ngày đầu mắc bệnh, trẻ thường có các dấu hiệu như sốt, đau đầu tăng dần, mệt mỏi, buồn nôn và nôn khan. Khi trẻ bị sốt, phụ huynh thường nghĩ đến sốt virus và mua thuốc hạ sốt cho con uống. Nếu bị sốt virus thông thường thì sau khi uống thuốc sẽ hạ được sốt, trẻ sẽ trở lại trạng thái bình thường. Thế nhưng, khi trẻ bị nôn khan kèm theo sốt, đau đầu tăng dần thì có thể là triệu chứng của viêm não.

Bệnh diễn tiến rất nhanh, có thể sau 3 ngày, thậm chí một ngày bệnh nhân đã có biểu hiện co giật, hôn mê, phải thở máy, có thể chỉ 1-2 ngày là tử vong. Ngoài ra, bệnh còn gây những di chứng thần kinh về sau, khiến người bệnh giảm khả năng giao tiếp, giảm hoặc mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Hiện tiêm chủng là biện pháp tốt nhất để phòng viêm não Nhật Bản. Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo tiêm chủng với 3 liều cơ bản, gồm: Mũi 1 tiêm càng sớm càng tốt ngay sau một tuổi; mũi 2 sau mũi 1 từ 1-2 tuần; mũi 3 sau mũi 2 một năm. Sau đó, cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Vì sao tiêm 4 mũi vaccine vẫn mắc viêm não Nhật Bản?

Lý giải về trường hợp trẻ đã tiêm 4 mũi vaccine nhưng vẫn mắc bệnh, các chuyên gia về vaccine và tiêm chủng đã giải thích, nhận định về các tình huống nhiễm bệnh sau tiêm vaccine.

Theo Thanh niên, PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết, với ca bệnh viêm não Nhật Bản B (cộng đồng vẫn thường gọi là viêm não Nhật Bản), sau khi đã tiêm đủ 4 mũi vaccine, nhưng vẫn mắc bệnh, thì bệnh nhân đó cần được đánh giá lại viêm não do nguyên nhân gì? Vì có nhiều nguyên nhân gây viêm não, mặc dù khá hay gặp ở trẻ nhỏ là viêm não Nhật Bản B, đặc biệt khi chưa có tiêm chủng mở rộng.

Theo PGS. Phu, đối với vaccine viêm não Nhật Bản B thì chỉ phòng được viêm não Nhật Bản B chứ không phòng bệnh viêm não do nguyên nhân khác. Chưa kể hiệu lực của vaccine không bao giờ đạt được 100%. Do đó, có thể tiêm rồi vẫn mắc.

Còn TS. Phạm Quang Thái, Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương chia sẻ với Vnepress cho biết, có nhiều lý do khiến một người tiêm vaccine nhưng vẫn mắc bệnh, như hệ miễn dịch giảm dần theo thời gian, cơ địa của từng người hay liều tấn công của virus. Ở trường hợp này, vaccine chỉ bảo vệ được khoảng 3-4 năm, vì vậy nhà sản xuất khuyến cáo nên tiếp mũi nhắc lại, không phải do chất lượng vaccine.

"Không thể phủ nhận giá trị của vaccine trong việc ngăn ngừa bệnh. Trường hợp không may mắc bệnh thì vaccine cũng giúp triệu chứng nhẹ hơn, giảm bệnh nặng", TS. Thái nói, khuyến cáo mọi người cần tuân thủ lịch tiêm chủng đầy đủ, kể cả mũi nhắc lại.

Theo đánh giá của các chuyên gia, với Hà Nội, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi tiêm chủng mở rộng được tiêm chủng đầy đủ ở mức cao. Trường hợp viêm não Nhật Bản trên là ca bệnh đầu tiên trong năm nay, hiện vẫn là cá biệt, chưa đặt ra vấn đề tiêm chiến dịch.

Tuy nhiên, để bảo vệ trẻ em trước bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, các gia đình vẫn cần cho trẻ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch và tiêm bù mũi nếu đã hoãn tiêm. Không chỉ với viêm não Nhật Bản, mà trẻ cần được tiêm đầy đủ với các bệnh truyền nhiễm đã có vaccine.

Trước đó, theo lịch tiêm chủng mới nhất do Bộ Y tế cập nhật hiện có 11 bệnh truyền nhiễm bắt buộc sử dụng vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng, trong đó có viêm não Nhật Bản B.

 
Hiệp Nguyễn
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn