Bản tin dịch COVID-19 ngày 12/1 của Bộ Y tế ghi nhận thêm 16.135 ca mắc
Việt Nam ghi nhận tổng hơn 1,9 triệu ca COVID-19, thêm địa phương có ca nhiễm Omicron
Hoàng Đức và Văn Toàn trễ hẹn lên tập trung ĐTQG vì dính COVID-19
Bộ Y tế cảnh báo những thận trọng khi sử dụng thuốc Molnupiravir
Tại sao protein lại quan trọng trong chế độ ăn uống phòng ngừa COVID?

Tối 12/1, Sở Y tế Hà Nội thông báo, 24 giờ qua ghi nhận 2.948 ca COVID-19 mới, trong đó có 670 ca cộng đồng. Thành phố hiện có hơn 40.600 F0 đang được theo dõi, cách ly tại nhà (chiếm gần 80% tổng ca nhiễm). Tuy nhiên, số bệnh nhân nặng, nguy kịch ở Hà Nội liên tục tăng trong những ngày gần đây.
Sở Y tế Khánh Hòa đăng ký bổ sung 12.156 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin tại Khánh Hòa.
Trưa 12/1, Hải Phòng đã hạ cấp độ dịch từ cấp 4 xuống cấp 3 (vùng cam) và chỉ còn 6 quận, huyện vẫn trong vùng đỏ. Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. Hải Phòng, trong 2 ngày gần đây, số ca nhiễm mới trên địa bàn 14/15 quận, huyện có chiều hướng giảm.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Long An vừa ghi nhận trường hợp nhiễm biến thể Omicron đầu tiên. Bệnh nhân là chuyên gia của một công ty trên địa bàn tỉnh, nhập cảnh vào Việt Nam qua sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 25/12/2021 và được cách ly tập trung ngay sau khi nhập cảnh.
Bộ trưởng Bộ Y tế đã yêu cầu lãnh đạo Học viện Y Dược Cổ truyền Việt Nam, lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh phối hợp ngay với các đơn vị liên quan của Bộ Y tế giải quyết dứt điểm việc nợ lương, đảm bảo quyền lợi của cán bộ, viên chức, người lao động theo đúng quy định của pháp luật và báo cáo về Bộ Y tế trước ngày 20/1/2022.
Theo TTXVN, Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu các hãng hàng không Việt Nam tiếp tục triển khai thực hiện đưa chi phí test nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 vào giá vé đối với hành khách vận chuyển đến các cảng hàng không quốc tế Việt Nam.
Các hãng hàng không nước ngoài có thể lựa chọn một trong 2 phương án tính chi phí test nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 của hành khách. Phương án 1, đưa chi phí test nhanh vào giá vé đối với hành khách vận chuyển đến các cảng hàng không quốc tế Việt Nam. Phương án 2, hãng hàng không thông báo cho hành khách để hành khách biết và tự chịu chi phí test nhanh, hành khách sẽ thanh toán trực tiếp cho đơn vị thực hiện test nhanh tại các cảng hàng không quốc tế.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, hiện tại đã có 7 quốc gia và vùng lãnh thổ cơ bản thống nhất đề nghị của Việt Nam về kế hoạch nối lại đường bay quốc tế thường lệ chở khách được mở lại, gồm: Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Campuchia, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc.
Bình luận của bạn