Hóa chất trong đồ nhựa có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ
Gan nhiễm mỡ vì đồ nhựa chứa BPA
Tăng nguy cơ hen phế quản ở trẻ do dùng đồ nhựa
Mối nguy từ đồ nhựa đựng thức ăn nóng
Chất BPA trong đồ nhựa gây vô sinh
Các nhà sản xuất đồ nhựa đã ngưng sử dụng chất di-2-ethylhexylphlatate (DEHP) – một chất gây ung thư vào thập kỷ trước. Theo báo cáo, hóa chất này có thể ngấm vào thức ăn hoặc đồ uống, đặc biệt là với nước nóng và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, các lựa chọn thay thế an toàn hơn như di-isononyl phthalate (DINP) và di-isodecyl phthalate (DIDP) cũng có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và kháng insulin.
Để hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng khi tiếp xúc phải DINP và DIDP, các nhà khoa học Mỹ đã xem xét các mẫu máu và nước tiểu của trẻ em và thanh thiếu niên sau khi sử dụng thường xuyên hộp nhựa. Họ nhận thấy một nhóm mắc cả huyết áp cao và kháng insulin – tiền thân của bệnh đái tháo đường và các vấn đề sức khỏe khác.
Mặc dù còn nhiều tranh cãi về nghiên cứu do chưa chứng minh được nguyên nhân và hậu quả gây bệnh, nhưng các nhà khoa học đưa ra lời khuyên phòng tránh các hóa chất độc hại trong các đồ dùng nhựa như sau:
- Tránh hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng bằng hộp nhựa, chỉ nên sử dụng những hộp nhựa đã được đánh dấu an toàn với lò vi sóng. Đọc kỹ nhãn mác đồ dùng, chú ý cụm từ "microwave-safe" hoặc "microwavable" (sử dụng được trong lò vi sóng) trên các hộp nhựa, điều này có nghĩa chúng sẽ không bị chảy, nứt vỡ khi gặp nhiệt cao. Không nên sử dụng các hộp nhựa nhiều màu sắc. Việc hâm nóng thức ăn cần tránh xa đồ đánh dấu số "3" hoặc "PVC”.
- Rửa đồ nhựa bằng tay thay vì máy rửa bát.
- Sử dụng hộp thủy tinh để lưu trữ thực phẩm thay vì hộp nhựa.
- Không sử dụng những hộp nhựa đã biến dạng.
Bình luận của bạn