Hôi miệng khiến bạn thiếu tự tin hoặc bối rối khi giao tiếp
7 cách đơn giản giúp loại bỏ cao răng và hôi miệng
Cách nào giảm hôi miệng và vệ sinh răng miệng an toàn?
5 cách tự nhiên giúp loại bỏ mùi hôi miệng
7 nguyên nhân thường gặp gây hôi miệng
Nguyên nhân gây hôi miệng
Hôi miệng thường là kết quả của việc vệ sinh răng miệng kém. Vi khuẩn tích tụ trong miệng khiến hơi thở bốc mùi khó chịu. Hôi miệng kéo dài đôi khi có thể là dấu hiệu của bệnh nướu răng. Ăn các thực phẩm có hương vị mạnh như hành và tỏi cũng có thể khiến hơi thở của bạn có mùi. Hút thuốc và uống rượu cũng có thể là lý do gây hôi miệng.
Mảng bám tích tụ trong khoang miệng, vệ sinh răng miệng kém, khô miệng, nhiễm trùng trong miệng và thậm chí là bệnh đái tháo đường type 2 cũng có thể dẫn đến hôi miệng.
Làm thế nào để ngăn ngừa hôi miệng?
- Đánh răng: Hãy nhớ đánh răng ít nhất 2 lần một ngày, tốt nhất là sau mỗi bữa ăn.
- Dùng chỉ nha khoa: Chỉ nha khoa làm giảm sự tích tụ của các mảng bám trong miệng. Việc đánh răng chỉ làm sạch khoảng 60% bề mặt của răng, do đó bạn cần dùng chỉ nha khoa để loại bỏ sạch các mảng bám trong miệng.
- Làm sạch răng giả: Nếu dùng răng giả, bạn cần làm sạch nó theo khuyến cáo hàng ngày. Thay đổi bàn chải đánh răng sau 2 - 3 tháng cũng rất quan trọng.
- Chải lưỡi: Vi khuẩn, thức ăn và tế bào chết thường tích tụ trên lưỡi, đặc biệt là ở những người hút thuốc. Đó là lý do bạn cần chải lưỡi sau mỗi lần đánh răng.
- Không để khô miệng: Uống nhiều nước, hạn chế bia rượu và thuốc lá... để ngăn ngừa khô miệng. Nhai kẹo cao su có thể giúp kích thích sản xuất nước bọt trong miệng.
- Chế độ ăn uống: Tránh ăn hành, tỏi, thức ăn cay, cà phê và rượu.... Thực phẩm có đường cũng liên quan đến hôi miệng.
Nếu đã thực hiện hết những cách này mà hơi thở của bạn vẫn không được cải thiện thì bạn cần đi khám nha khoa để điều trị có hiệu quả hơn.
Bình luận của bạn