Có nhiều nguyên nhân khiến số lượng hồng cầu trong cơ thể của bạn tăng lên
Hy vọng mới cho bệnh hồng cầu hình liềm
Làm thế nào để tăng mức độ huyết sắc tố trong máu?
Huyết sắc tố tăng cao có nguy hiểm?
Có thể hiến máu nếu bị huyết sắc tố thấp không?
Chào bạn!
Hồng cầu là thành phần chiếm số lượng lớn trong máu với nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến các mô. Số lượng hồng cầu tăng ít hoặc nhiều hơn so với tiêu chuẩn đều là những dấu hiệu bất thường của cơ thể
Giá trị RBC thông thường khoảng từ 4,2 đến 5,9 x 1012 tế bào/l, trong khi đó giá trị RBC của bạn là 6,41 x 1012 tế bào/l, điều này cho thấy bạn đang bị tăng hồng cầu.
Tăng hồng cầu là tình trạng số lượng các tế bào hồng cầu được tạo ra quá nhiều. Điều này có thể làm cho máu tăng độ quánh, cô đặc hơn và gây nguy cơ tắc nghẽn máu trong hệ tuần hoàn. Không chỉ gây tắc nghẽn mạch máu, việc sản xuất quá nhiều tế bào hồng cầu còn có thể gây gia tăng thể tích máu và dẫn đến lách to hoặc làm tổn thương gan.
Nguyên nhân khiến số lượng hồng cầu tăng vượt mức tiêu chuẩn là do: Mất nước, nôn nhiều, đi ngoài hoặc mắc chứng đa hồng cầu. Ngoài ra, một số bệnh nhân bị rối loạn tuần hoàn tim, phổi (bệnh tim bẩm sinh, hẹp động mạch phổi,..) hay tình trạng thiếu oxy trong máu cũng có thể khiến số lượng hồng cầu tăng lên.
Điều trị tăng hồng cầu thường tập trung vào việc điều trị các bệnh lý gây tăng hồng cầu. Khi nguyên nhân gây bệnh được cải thiện thì hồng cầu có thể trở lại mức bình thường. Nếu nguyên nhân gây tăng hồng cao liên quan đến sự thiếu hụt dinh dưỡng, sử dụng thuốc thì bạn có thể làm một số điều dưới đây để cải thiện tình trạng trên.
- Tập thể dục để cải thiện chức năng tim và phổi
- Hạn chế bổ sung sắt
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể
- Tránh sử dụng thuốc lợi tiểu hoặc các đồ uống lợi tiểu
- Cai thuốc lá
- Tránh sử dụng thuốc steroid và các loại thuốc tăng cường hiệu suất khác
Trong trường hợp của bạn, để biết rõ tình trạng sức khỏe của mình như thế nào bạn nên đi khám lại tại chuyên khoa huyết học ở các cơ sở uy tín. Các bác sỹ tại đây sẽ thăm khám và làm một số xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân gây tăng hồng cầu từ đó có biện pháp điều trị phù hợp.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn