Khỏe mạnh, sinh lý tốt nhờ hormone!

Hormone testosterone quyết định sự tăng trưởng và duy trì cơ bắp ở nam giới

Phụ nữ mãn kinh càng cần "giữ lửa"

Phụ nữ ham muốn quá nhiều có nguy hiểm không?

Phụ nữ bị giảm ham muốn tại sao lại cần bổ sung hormone nam?

Tại sao phụ nữ cũng cần hormone đàn ông?

Hormone có nhiệm vụ giống như "người đưa thư". Chúng gửi các tín hiệu đến các cơ quan, các mô và các tế bào nhất định thông qua đường máu để thực hiện chức năng vốn có tại khu vực nhận.

Một số vai trò quan trọng của hormone là:

Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của tế bào hoặc các mô.

Giúp chuyển hóa thức ăn.

Duy trì sự phát triển bình thường của cơ quan sinh sản, chức năng tình dục.

Duy trì nhiệt độ cơ thể.

Điều chỉnh tâm trạng và chức năng nhận thức.

Rối loạn hormone (cả tăng hoặc giảm) đều có thể tác động tiêu cực tới cơ thể, ảnh hưởng đến các chức năng, bộ phận khác. 

Các cơ quan sản xuất hormone

Tuyến tùng: Nằm gần phía sau của hộp sọ, tuyến này sản xuất hormone melatonin giúp não bộ phản ứng khi có bóng tối, nhằm kích thích cơn thèm ngủ.

Tuyến tụy: Cơ quan này đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết lượng đường trong máu bằng cách sản xuất insulin, amylin và glucagon.

Tuyến yên: Còn được gọi là "tuyến tổng thể", có kích thước bằng hạt đậu, nằm ở đáy não. Hormone được sản xuất bởi tuyến yên là:

- Hormone tăng trưởng (GH), quyết định đến sự phát triển của cơ thể.

- Prolactin kích thích sản xuất sữa ở phụ nữ cho con bú, có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và hệ thống miễn dịch.

- Hormone FSH, quy định tới việc sản xuất trứng trong buồng trứng và tinh hoàn tạo ra tinh trùng.

- Hormone Luteinizing (LH), có tác dụng điều hòa chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ và cùng với FSH để sản xuất tinh trùng ở nam giới.

Tuyến yên là bộ phận chịu trách nhiệm sản xuất nhiều hormone với các chức năng khác nhau

Tinh hoàn: Sản sinh testosterone (hormone nam) và estrogen (hormone nữ). Testosterone chịu trách nhiệm cho ham muốn tình dục ở nam giới và phụ nữ, kích thích sản xuất dầu trên da, tăng khối lượng xương và biểu hiện các đặc tính nam như lông mặt, phát triển tông giọng trầm...

Buồng trứng: Sản xuất ra estrogen, giúp điều tiết sinh sản và chịu trách nhiệm đối với đặc tính phái nữ như phát triển vú và gia tăng trữ mỡ. Buồng trứng cũng sản xuất progesterone (hormone mang thai), quy định tới chu kỳ kinh nguyệt và các giai đoạn của thai kỳ.

Gan: Gan sản xuất hormone tăng trưởng insulin-like 1 (IGF-1), một hormone liên quan đến sự tăng trưởng của tế bào. Hiện, các nhà khoa học đang nghiên cứu làm thế nào IGF-1 có thể liên quan đến ung thư và quá trình lão hóa ở người. 

Mất cân bằng hormone là vấn đề nguy hiểm

Tuổi tác, rối loạn di truyền, bệnh tật, tiếp xúc với chất độc hại bên ngoài môi trường và thậm chí là phá vỡ nhịp điệu tự nhiên của cơ thể (nhịp sinh học) đều có thể ảnh hưởng tới khả năng sản xuất hormone với liều lượng chính xác mà cơ thể cần. Rối loạn hormone, dù thiếu hụt hay dư thừa, kể cả một lượng rất nhỏ cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là phụ nữ.

Trong những trường hợp này, các bác sỹ có thể kê toa hormone hoặc các thuốc khác khôi phục lại sự cân bằng lượng hormone trong cơ thể của bạn.

Liệu pháp thay thế hormone (HRT) giúp điều trị các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh.

- Thuốc thay thế tuyến giáp như Levoxyl hoặc Synthroid (levothyroxine) để điều trị suy giảm chức năng tuyến giáp.

- Cytomel (liothyronine) có tác dụng làm teo mô trong trường hợp tuyến giáp hoạt động quá mức.

- Tiêm testosterone đàn ông để tăng cường ham muốn tình dục, hoặc các rối loạn tình dục di truyền như hội chứng Klinefelter.

- Bổ sung Melatonin để duy trì nhịp sinh học của cơ thể, hay như sử dụng Zemplar (paricalcitol) để quản lý các tuyến cận giáp hoạt động quá mức do suy thận...

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết