Cholesterol cần được kiểm tra 4 - 6 năm một lần với người bình thường
Phương thuốc tự nhiên làm giảm cholesterol ngay tại nhà
Cách làm nước ép cần tây giúp giảm cholesterol hiệu quả
Thuốc hạ cholesterol làm tăng nguy cơ đái tháo đường cho phụ nữ
Mỡ máu cao làm tăng nguy cơ đột quỵ
Các mức cholesterol cần biết
Cholesterol là chất béo được tạo ra bởi gan để phục vụ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Cholesterol chủ yếu có 3 loại: Cholesterol toàn phần, cholesterol LDL và cholesterol HDL.
Thông thường, nam giới có mức cholesterol cao hơn so với phụ nữ trong suốt cuộc đời. Mức cholesterol của nam giới sẽ tăng lên theo độ tuổi của họ, còn với phụ nữ, mức cholesterol thường tăng lên khi họ bước vào giai đoạn mãn kinh.
Với người trưởng thành, mức cholesterol toàn phần được coi là lành mạnh nếu dưới 200 mg/dL, từ 200 - 239 mg/dL được coi là không lành mạnh và trên 240 mg/dL sẽ được coi là có mức cholesterol toàn phần rất cao.
Mức cholesterol LDL nên nhỏ hơn 100 mg/dL. Mức cholesterol LDL dao động từ 100 - 129 mg/ dL có thể được chấp nhận đối với những người không có vấn đề sức khoẻ, tuy nhiên nó cần được đặc biệt quan tâm nếu họ có bệnh tim hoặc có các yếu tố nguy cơ của bệnh tim. Cholesterol LDL được coi là không lành mạnh nếu nó dao động từ 130 - 159 mg/dL, từ 160 - 189 mg/dL được coi là cao và nếu trên 190 mg/dL, bạn sẽ được đánh giá là người có mức cholesterol LDL rất cao.
Trong khi 2 loại cholesterol trên cần được giữ càng thấp càng tốt, mức cholesterol HDL càng cao lại càng có lợi cho sức khỏe tim mạch. Bạn sẽ được coi là người có một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim nếu chỉ số này dưới 40 mg/dL. Từ 41 - 59 mg/dL được coi là hơi thấp và trên 60 mg/dL sẽ được coi là có mức cholesterol HDL lành mạnh.
Mức cholesterol liên quan mật thiết đến sức khỏe tim mạch
Khi nào cần đi xét nghiệm cholesterol?
Người trưởng thành tuổi trên 20 nên đi xét nghiệm máu kiểm tra mức cholesterol mỗi 4 - 6 năm một lần. Bạn sẽ cần được điều trị nếu kết quả xét nghiệm máu cho thấy mức cholesterol toàn phần và cholesterol LDL của bạn nằm trong phạm vi không lành mạnh, cao và rất cao, bạn đang thừa cân và bạn có người thân trong gia đình mắc bệnh tim mạch.
Cholesterol cao trong máu sẽ được điều trị như thế nào?
Hiện có nhiều cách để làm giảm mức cholesterol và ngăn ngừa nó tăng lên. Biện pháp phổ biến được áp dụng là thay đổi lối sống, bao gồm có chế độ ăn kiêng, tập thể dục và quản lý cân nặng.
Với chế độ ăn kiêng, bạn cần phải đảm bảo việc ăn ít hơn 7% lượng calorie nhận được từ chất béo bão hòa và dưới 200 mg cholesterol từ thực phẩm. Để làm được điều này, cần tăng cường ăn trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại cá, chỉ sử dụng các sản phẩm sữa tách chất béo, thịt gia cầm bỏ da, thịt nạc, hạn chế thực phẩm chứa chất béo bão hòa.
Cùng với đó, bạn cần tăng cường tham gia hoạt động thể chất thường xuyên, ít nhất là 30 phút mỗi ngày. Trong trường hợp mức cholesterol không giảm sau một thời gian, bác sỹ có thể đề nghị bạn dùng thuốc và thực phẩm chức năng hỗ trợ để giảm cholesterol máu.
M. Hiếu H+ (Theo Medical)
Thực phẩm chức năng viên nang Slimzlab là sự kết hợp của Sinetrol, L-carnitine fumarat và Coenzyme Q10 giúp hạ triglycerides máu, tăng cường chuyển hóa mỡ thừa tại các vùng bụng, đùi, eo, hông, từ đó hỗ trợ Giảm cân và cải thiện số đo các vòng trong cơ thể mà không gây tác dụng phụ như: Mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy, sạm da... Không chỉ là sự lựa chọn cho vóc dáng đẹp, TPCN Slimzlab còn sử dụng được cho người có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì như tim mạch, đái tháo đường, rối loạn nội tiết. Sản phẩm sử dụng được cho cả nam và nữ.
Để biết thêm thông tin chi tiết Sản phẩm, liên hệ số điện thoại: 1900 6936
XNQC: 1608/2015/XNQC-ATTP
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin Sản phẩm do nhà sản xuất, nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn