Thực hành hồi sinh tim phổi (CPR) cơ bản cho người lớn

Hồi sinh tim phổi (CPR) là biện pháp sơ cứu kết hợp giữa ép tim ngoài lồng ngực với thông khí nhân tạo

Các nguyên nhân gây tim đập nhanh, làm sao phòng ngừa rối loạn nhịp tim?

Bài tập dưỡng sinh tại nhà cho người cao tuổi

Infographic: Kỹ thuật hồi sinh tim - phổi (CPR)

Ngừng tim, đau tim và suy tim khác nhau thế nào?

Tối 12/6, trong trận đấu ở bảng B ẺUO 2021 giữa Đan Mạch và Phần Lan trên sân Parken ở Copenhagen, tiền vệ ngôi sao Christian Eriksen bất ngờ ngã xuống sân và nằm bất tỉnh. Các cầu thủ Đan Mạch đứng gần Christian Eriksen nhận thấy cầu thủ này mất ý thức và có biểu hiệu nuốt lưỡi.

Ngay lập tức, tiền vệ này được đội ngũ y tế thực hiện các biện pháp cấp cứu kịp thời trong sự cầu nguyện của hàng triệu khán giả toàn cầu. Sau hơn 15 phút cấp cứu trên sân, Christian Eriksen được đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Theo PGS.TS Hoàng Bùi Hải – Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, tình huống mà cầu thủ Eriksen gặp phải là ngừng tuần hoàn. Khác với tình trạng đột quỵ hay nhồi máu cơ tim, ngừng tim là tình trạng tim đột ngột ngừng bơm máu do lỗi điện tim.

Sơ cứu kịp thời đóng vai trò bảo toàn mạng sống với bệnh nhân ngừng tim

Cấp cứu ngừng tuần hoàn vài phút đầu tiên là cực kỳ quan trọng. Nếu không được sơ cứu kịp thời, đúng cách, phòng hồi sức tối tân cũng không dễ dàng cứu sống được bệnh nhân.

Theo PGS.TS Hoàng Bùi Hải, người bệnh mất ý thức tại cộng đồng do ngừng tuần hoàn có 3 yếu tố sau:

1. Mất ý thức (Gọi hỏi không biết).

2. Ngừng thở hoặc thở ngáp cá (Không thấy thở, không thấy ngực hay bụng phập phồng, không ngáy).

3. Không bắt được mạch cảnh (2 động mạch cảnh với đường đi đối xứng nhau, chia nhánh tại vùng cổ, trên sụn giáp, ngang mức đốt sống cổ thứ 4).

Ngay khi phát hiện người bệnh mất ý thức, để bệnh nhân nằm ngửa, hô hoán gọi người trợ giúp và gọi cấp cứu 115 mang theo máy khử rung tim tự động (AED). Đồng thời, song song thực hành hồi sinh tim phổi cơ bản cho người lớn theo các bước sau:

C: Circulations hay Compressions (Ép tim hỗ trợ tuần hoàn)

Trong trường hợp không bắt được động mạch cảnh của nạn nhân, hãy bắt đầu 5 chu kì hồi sinh tim phổi (kéo dài 2 phút) (30 lần ép tim/ 2 lần thổi ngạt).

Bắt đầu ép tim ngoài lồng ngực: Ép tim nhanh và mạnh

- Ép tim 100 đến 120 lần trong một phút, 30 lần ép tim mỗi 15-18 giây.

- Đặt lòng bàn tay của bạn vào giữa ngực bệnh nhân, một bàn tay chồng lên bàn tay còn lại, ở vị trí 1/3 dưới xương ức nạn nhân (giữa hai núm vú, với nam giới).

- Dùng hai cánh tay ép lên ngực của nạn nhân, sâu 5-6 cm.

- Để ngực nẩy lên hoàn toàn sau mỗi lần nhấn ngực.

1 chu kỳ hồi sinh tim phổi gồm 30 lần ép tim ngoài lồng ngực và 2 lần hô hấp nhân tạo. Nếu có 2 người tham gia hồi sinh tim phổi cho bệnh nhân, hãy đổi vị trí cho nhau sau mỗi 5 chu kỳ (tương đương khoảng 2 phút).

A: Airway, Khai thông đường thở (Ngửa cổ tối đa)

Trong trường hợp thời điểm ngừng tuần hoàn không được chứng kiến hoặc ngừng tuần hoàn do chấn thương, đuối nước (có nguy cơ chấn thương cột sống cổ). Thực hiện động tác đẩy hàm, đặt ngón tay thứ 2-4 vào xương hàm dưới, dùng lực của ngón tay đẩy hàm ra phía trước.

Trong trường hợp tình huống ngừng tuần hoàn được chứng kiến và không có yếu tố nghi ngờ chấn thương cột sống cổ, đặt lòng bàn tay của bạn lên trán bệnh nhân, ấn vào trán tạo áp lực để ngửa đầu bệnh nhân ra sau. Đặt các ngón tay của tay còn lại dưới cằm, nâng cằm và kéo cằm ra trước.

B: Breathing, Hỗ trợ hô hấp (Thổi ngạt)

Nhìn vào ngực và toàn thân nạn nhân để xem ngực có di động không và liệu bệnh nhân có thở bình thường? Tìm các dấu hiệu thở bất thường như thở ngáp.

Nếu bệnh nhân thở bình thường: Tiếp tục đánh giá và duy trì đường thở. Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn (chỉ áp dụng tư thế này nếu bệnh nhân không có yếu tố nào nghi ngờ chấn thương cột sống cổ).

Nếu bệnh nhân không thở hoặc thở không bình thường: 

Nếu bệnh nhân có mạch: Tiến hành hô hấp nhân tạo ngay lập tức.

Nếu bệnh nhân không có mạch: Bắt đầu ép tim ngoài lồng ngực, cứ mỗi 30 nhịp ép tim sẽ tiến hành 2 nhịp hô hấp nhân tạo như sau:

- Sử dụng miếng gạc nếu có để ngăn tiếp xúc trực tiếp miệng với miệng nạn nhân.

- Kẹp mũi, bịt mũi nạn nhân lại.

- Dùng miệng bịt kín miệng nạn nhân hoặc sử dụng mặt nạ, thổi ngạt 1 lần kéo dài khoảng 1 giây.

- Theo dõi nếu lồng ngực căng lên là được.

- Để thời gian cho không khí thoát hết ra khỏi ngực nạn nhân sau mỗi nhịp thở.

Lưu ý: Đặt bệnh nhân trong tư thế nằm nghiêng an toàn. Tư thế này giúp duy trì đường thở cho bệnh nhân hôn mê đã loại trừ chấn thương cột sống. Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng, kê đầu để dịch và chất tiết dễ dàng chảy ra ngoài, đảm bảo tư thế ổn định, tránh áp lực lên lồng ngực có thể làm giảm hô hấp, đặt tư thế bệnh nhân theo cách mà có thể lật lại tư thế nằm ngửa dễ dàng.

Ngoài ra, hãy tiến hành ép tim ngoài lồng ngực liên tục không nghỉ, thay người sau mỗi 2 phút trong lúc chờ nhân viên y tế đến tiến hành bước cuối Defbrillate (Sốc điện khử rung bằng máy). Nhân viên y tế có chuyên môn biết cách phân tích và sử dụng máy khử rung tim tự động chính xác nhất.

Quỳnh Trang H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch