Tim đập nhanh nếu không được xử trí có thể dẫn tới bệnh rối loạn nhịp tim về lâu dài
Tim đập nhanh, tay chân run, khó thở là bị làm sao, có nguy hiểm không?
Tự nhiên tim đập nhanh có nguy hiểm không, điều trị thế nào?
Tim đập nhanh và mạnh vào buổi tối khắc phục thế nào?
Các cách làm giảm nhịp tim khi tim đập nhanh hiệu quả tại nhà
Nguyên nhân nào gây tim đập nhanh?
Tim đập nhanh có thể vì lý do bên trong tim hoặc lý do bên ngoài tim.
Bản thân hệ điện tim có thể gây ra tình trạng tim đập nhanh nếu có hiện tượng “đoản mạch” xảy ra trong tim. Theo đó, vấn đề có thể xảy ra tại các buồng trên hoặc các buồng dưới trái tim.
Tình trạng tim đập nhanh xảy ra tại các buồng tim trên còn được gọi là rối loạn nhịp tim nhanh trên thất. Các vấn đề này có thể xảy ra thường xuyên hoặc không thường xuyên. Một trong những dạng rối loạn nhịp tim nhanh trên thất phổ biến, thường gặp nhất là bệnh rung nhĩ (hay rung tâm nhĩ).
Tình trạng tim đập nhanh xảy ra tại các buồng tim dưới được gọi là rối loạn nhịp tim nhanh thất. Đây là các dạng rối loạn nhịp tim thường gặp hơn, trong đó có rung thất là tình trạng nguy hiểm nhất, buộc người bệnh cần phải được chăm sóc, điều trị cấp cứu.
Tim đập nhanh có thể do nhiều nguyên nhân, cả sinh lý và bệnh lý
Tuy nhiên, không phải trường hợp tim đập nhanh nào cũng là do các bệnh lý tim mạch. Theo đó, nhịp tim nhanh có thể đơn giản là phản ứng tự nhiên với các quá trình khác đang diễn ra trong cơ thể. Ví dụ, nếu bạn đang bị căng thẳng do đau, nhiễm trùng, mất máu hoặc bệnh tật nói chung, nhịp tim cũng có thể tăng lên để cung cấp máu cho các cơ quan quan trọng.
Nguyên nhân là bởi khi bị đau, cơ thể sẽ gia tăng sản sinh hormone căng thẳng, làm tăng nhịp tim bằng cách tác động lên các thụ thể trong tim. Do đó, trong một vài trường hợp, rối loạn hormone (ví dụ như bệnh cường giáp gây sản sinh quá mức hormone tuyến giáp) có thể dẫn tới tình trạng tăng nhịp tim, tim đập nhanh hơn bình thường.
Khi bị sốc (dù nguyên nhân từ bên trong hay bên ngoài tim), nhịp tim cũng sẽ tăng lên đáng kể. Ví dụ, nếu chức năng tim bị suy giảm nghiêm trọng, khiến lượng máu được bơm đi sau mỗi nhịp tim giảm, trái tim sẽ phải cố gắng bù đắp lại bằng cách đập nhanh hơn.
Cuối cùng, điều quan trọng cần lưu ý là việc dùng các chất kích thích (như uống nhiều trà đặc, cà phê, rượu bia…) cũng là một trong những nguyên nhân có thể khiến tim đập nhanh.
Các triệu chứng cảnh báo tim đập nhanh
Nhiều người không biểu hiện triệu chứng gì khi phát hiện ra tim đập nhanh. Thông thường, họ chỉ biết mình đang gặp phải tình trạng này khi đo nhịp tim. Một vài người bệnh có thể thấy mệt mỏi, khó thở, chóng mặt khi bị nhịp tim nhanh.
Trong những trường hợp tim đập nhanh nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể cảm nhận được tim đập mạnh, đánh trống ngực, choáng váng, thậm chí ngất xỉu. Trong trường hợp cơn nhịp tim nhanh trên thất đến rồi đi vào những thời điểm không thể đoán trước, người bệnh có thể bị đánh trống ngực từng cơn, kèm theo choáng váng, đau tức ngực. Đừng bỏ qua các triệu chứng này vì chúng có thể cảnh báo bệnh tim mạch tiềm ẩn.
Tim đập nhanh có thể gây ra vấn đề gì nghiêm trọng?
Trong nhiều trường hợp, tim đập nhanh sẽ không gây ra ảnh hưởng gì lớn tới sức khỏe, dù tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, trong các trường hợp tim đập nhanh do bệnh lý tim mạch nguy hiểm, các triệu chứng có thể khiến bạn thấy lo lắng, thậm chí ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống.
Theo đó, trong một số trường hợp, tim đập nhanh (trên 120 - 130 nhịp/phút) trong thời gian dài (vài tuần tới vài tháng) có thể dẫn tới suy yếu cơ tim (hay bệnh cơ tim do rối loạn nhịp). Do đó, khi thấy tình trạng tim đập nhanh diễn ra thường xuyên, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Làm sao phòng ngừa rối loạn nhịp tim?
Để phòng ngừa tim đập nhanh tiến triển thành bệnh rối loạn nhịp tim, bạn nên chủ động duy trì lối sống lành mạnh (bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên), tránh các yếu tố có thể kích hoạt tim đập nhanh như:
- Caffeine.
- Thuốc lá.
- Rượu bia.
- Một số loại thuốc ho, thuốc trị cảm lạnh.
Bình luận của bạn