Huyết áp bao nhiêu là bình thường?

Duy trì huyết áp theo chuẩn huyết áp trung bình của mỗi độ tuổi để luôn có trái tim khỏe

Tăng huyết áp vô căn điều trị thế nào?

Tăng huyết áp thai kỳ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa

Làm thế nào để kiểm soát huyết áp?

Trẻ tăng huyết áp, già dễ sa sút trí tuệ mạch máu

Cách đọc các chỉ số khi đo huyết áp

Huyết áp thường được đo bằng các dụng cụ đo huyết áp chuyên dụng, như máy đo huyết áp thủy ngân, máy đo huyết áp cơ… và được xác định bằng hai chỉ số. Khi bạn đo huyết áp, bác sỹ sẽ ghi kết quả gồm 2 chỉ số. Số đầu tiên là sẽ huyết áp tâm thu (áp suất của máu lên động mạch khi cơ tim co lại). Bình thường huyết áp tâm thu sẽ dao động dưới 120mmHg. Con số còn lại là huyết áp tâm trương (áp suất trong động mạch khi máu trở về tim, và xảy ra giữa các lần cơ tim co bóp).

Khi huyết áp tâm thu ở khoảng từ 90 – 120mmHg và huyết áp tâm trương nằm trong khoảng từ 60 – 80mmHg thì huyết áp ở mức bình thường, không bị tăng huyết áp hay huyết áp thấp.

Việc tự theo dõi huyết áp tại nhà rất quan trọng

Tiền tăng huyết áp

Nếu chỉ số huyết áp tâm thu ở mức từ 120 đến 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương nằm trong khoảng từ 80 – 90mmHg thì có nghĩa bạn đang ở giai đoạn tiền tăng huyết áp. Tiền tăng huyết áp có thể phát triển thành bệnh tăng huyết áp thực sự và khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh tim mạchđột quỵ cao hơn.

Trong giai đoạn tiền tăng huyết áp, bạn chưa cần phải uống thuốc. Nhưng đây là lúc bạn nên thay đổi lối sống của mình. Có một chế độ ăn cân đối và thường xuyên luyện tập có thể giúp bạn đưa chỉ số huyết áp về mức bình thường và cũng có thể ngăn chặn tiền tăng huyết áp phát triển thành tăng huyết áp thực sự.

Nếu huyết áp tâm thu ở mức từ 120 đến 140mmHg là bạn đang bị tiền tăng huyết áp

Tăng huyết áp giai đoạn 1

Bạn sẽ được chẩn đoán là bị tăng huyết áp nếu huyết áp tâm thu đạt ngưỡng từ 140 đến 159mmHg hoặc nếu huyết áp tâm trương đạt ngưỡng từ 90 đến 99 mmHg. Tuy nhiên, Hiệp hội Tim mạch Mỹ nhấn mạnh rằng, nếu chỉ có 1 chỉ số của bạn cao hơn thì bạn chưa thực sự bị tăng huyết áp. Chẩn đoán xác định tăng huyết áp chỉ được đưa ra nếu các chỉ số của bạn vẫn ở ngưỡng cao trong một khoảng thời gian dài.

Bác sỹ có thể giúp bạn đo và ghi lại chỉ số huyết áp nếu huyết áp của bạn quá cao. Bạn có thể sẽ phải dùng thuốc nếu huyết áp của bạn không cải thiện sau 1 tháng thay đổi lối sống lành mạnh.

Tăng huyết áp giai đoạn 2

Tăng huyết áp giai đoạn 2 sẽ nguy hiểm hơn. Nếu huyết áp tâm thu của bạn cao hơn 160mmHg và huyết áp tâm trương cao hơn 100mmHg thì bạn sẽ được coi là đang trong giai đoạn 2 của bệnh tăng huyết áp.

Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh nguy hiểm

Ở giai đoạn này, bác sỹ sẽ kê cho bạn một đến hai loại thuốc để kiểm soát huyết áp. Nhưng bạn không nên chỉ dựa vào thuốc để điều trị tăng huyết áp. Thói quen sống cũng là một phần rất quan trọng trong giai đoạn 2 của bệnh tăng huyết áp.

Lưu ý khi đo huyết áp

Việc đo huyết áp nhiều lần là rất quan trọng và cần thiết. Một lần đo cho kết quả tăng huyết áp chưa hẳn là bạn bị tăng huyết áp hoặc ngược lại, một lần đo huyết áp cho kết quả bình thường không có nghĩa là bạn không bị tăng huyết áp.

Việc tự theo dõi huyết áp tại nhà cũng quan trọng vì bạn có điều kiện theo dõi huyết áp chặt chẽ và thường xuyên hơn và có thể phát hiện tăng huyết áp ở giai đoạn mới khởi phát. Việc đo huyết áp tại nhà đôi khi phản ánh kết quả huyết áp chính xác hơn là đo tại phòng khám bởi một số bệnh nhân thường bị lo lắng khi được bác sỹ thăm khám.

Nên đo huyết áp nhiều lần để có kết quả chính xác

Biện pháp dự phòng

Kể cả khi chỉ số huyết áp của bạn ở mức bình thường, thì bạn cũng nên thực hiện các biện pháp dự phòng để giữ huyết áp của mình luôn trong giới hạn bình thường. Việc này sẽ giúp bạn dự phòng được bệnh tăng huyết áp phát triển hoặc các bệnh khác liên quan đến tim mạch.

Các biện pháp dự phòng dưới đây có thể sẽ giúp bạn làm giảm huyết áp hoặc tránh được tình trạng tăng huyết áp:

- Giảm lượng muối mà bạn tiêu thụ

Giảm bớt lượng muối trong chế độ ăn để phòng tăng huyết áp

- Hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn

- Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày

- Duy trì cân nặng hợp lý, hoặc giảm cân nếu cần

- Cai thuốc lá.

Phòng ngừa biến chứng của tăng huyết áp

Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là bệnh mạch vành. Theo các Nghiên cứu khoa học hiện đại thì tăng huyết áp đẩy nhanh quá trình stress oxy hóa gây tổn thương mạch vành, tạo điều kiện để cholesterol tích tụ hình thành nên các mảng xơ vữa. Chính vì vậy, để phòng ngừa biến chứng của tăng huyết áp bên cạnh việc kiểm soát huyết áp, chế độ ăn uống và luyện tập khoa học thì người bệnh còn cần tới những giải pháp tác động sâu hơn. Các nhà khoa học nhận thấy rằng Đỏ ngọn là loại thảo dược chứa rất nhiều các chất chống viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ, một thảo dược khác là Đan sâm ngoài tác dụng tăng cường tuần hoàn máu cơ tim còn giúp hạ huyết áp rất tốt. Các thảo dược này rất thích hợp để giúp kiểm soát và phòng ngừa biến chứng, đặc biệt là biến chứng mạch vành của tăng huyết áp.

Thanh Tú H+ (Theo healthline) 



Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch