Đôi môi dễ tróc da vào mùa Đông
Cải thiện tình trạng da tay chân bị khô khi trời lạnh
Giữ ấm cho trẻ đúng cách trong thời tiết lạnh
Những điều cần tránh khi bị chứng đỏ mặt rosacea
Cách dưỡng môi bằng nha đam hiệu quả tại nhà
Vì sao môi khô và nứt nẻ vào mùa lạnh?
Không khí lạnh
Sự kết hợp giữa không khí lạnh, gió se lạnh bên ngoài với hơi nóng thở ra khi trời lạnh khiến môi bạn khô và nứt nẻ. Chuyên gia da liễu Melissa Piliang (làm việc tại phòng khám Cleveland, Hoa Kỳ) cho biết thêm: Bạn có thể nhớ giữ ấm các phần còn lại của cơ thể nhưng quên mất giữ ấm cho đôi môi khi ra ngoài trời lạnh, khiến đôi môi phải tiếp xúc với không khí lạnh.
Da môi nhạy cảm
Khác với các vùng da khác trên khuôn mặt và cơ thể, da môi là loại da mỏng và nhạy cảm. Bác sĩ Piliang cho biết: Môi của chúng ta khô nhanh gấp 10 lần so với các vùng da còn lại trên khuôn mặt, vì vậy việc đôi môi cần được chăm sóc kỹ càng hơn trong mùa Đông.
Ngủ há miệng
Một nhân tố khác là thói quen ngủ há miệng. Sau một đêm hít vào và thở ra bằng miệng có thể làm môi bạn bị khô và bong tróc nghiêm trọng.
Khắc phục môi khô nứt nẻ trong mùa Đông
Một số thói quen lành mạnh sau bạn có thể áp dụng để giảm tình trạng môi khô bong tróc, nứt nẻ, giúp bạn có đôi môi mịn màng và khỏe mạnh suốt mùa Đông dài:
Chọn son dưỡng môi phù hợp
Bạn nên ưu tiên dùng son dưỡng môi dạng mỡ chứa các thành phần như petrolatum, bơ hạt mỡ, một số tinh dầu hoặc glycerin bởi chúng giúp khóa độ ẩm và cải thiện các vết nứt trên môi.
Bạn không nên sử dụng các loại son dưỡng môi có chứa các thành phần như camphor, chiết xuất bạch đàn (eucalyptus) và tinh dầu bạc hà (menthol). Những thành phần này ban đầu tạo cảm giác nhẹ nhàng hay the mát trên môi nhưng chúng lại làm khô môi trở nên tồi tệ hơn thậm chí kích ứng môi.
Ngoài ra, bạn cũng nên chọn son dưỡng chống nắng cho môi. Mặc dù nhiệt độ lạnh hơn, nhưng vẫn có tia UV vào mùa Đông. Môi, đặc biệt là khi đôi môi đang bị khô nẻ càng trở nên nhạy cảm hơn.
Uống đủ nước
Mất nước có thể là nguyên nhân gián tiếp khiến môi bạn bị khô. Uống nhiều nước không chỉ tốt cho làn da của bạn nói chung mà giúp cải thiện tình trạng môi khô nẻ, bong tróc nói riêng. Mùa Đông, bạn nên uống khoảng 1,5l nước ấm mỗi ngày dù không cảm thấy khát.
Không liếm môi
Nhiều người có thói quen liếm môi để làm ẩm môi, nhất là khi môi khô. Nhưng thực tế, liếm môi càng khiến môi khô nhanh hơn. Bên cạnh đó, bác sĩ Piliang cho biết: Các enzyme có trong nước bọt dùng để tiêu hóa thức ăn sẽ gây kích ứng cho môi.
Không cắn môi, chải hay chà xát lên môi
Môi khô tróc từng mảng khiến bạn muốn cắn, chải hay chà xát lên môi để loại bỏ những mảng da khô này. Bạn không nên tiếp tục điều này bởi sẽ tạo thêm những vết nứt thậm chí vết loét trên môi. Thay vào đó, hãy thoa một lớp son dưỡng lên môi để làm dịu và từ từ chữa lành đôi môi của bạn.
Ngoài ra, việc tự bóc các lớp da khô trên môi có thể khiến môi bị chảy máu, nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc mụn rộp do virus tấn công, như virus herpes simplex có xu hướng xâm nhập khi hệ miễn dịch của bạn suy giảm.
Ngăn ngừa môi nứt nẻ bằng cách nào?
Để phòng ngừa môi khô nứt nẻ trong mùa Đông, bạn nên hình thành thói quen thoa son dưỡng môi vào mỗi sáng, mỗi tối trước khi đi ngủ và giữ ấm đôi môi khi ra ngoài trời. Bạn cũng nên luôn đem theo son dưỡng trong túi xách để sử dụng bất cứ khi nào cần.
Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc sử dụng máy tạo độ ẩm vào ban đêm nếu không khí trong nhà bạn bị khô do nhiệt hoặc máy sưởi.
Bình luận của bạn