Những điều cần tránh khi bị chứng đỏ mặt rosacea

Rosacea gây đỏ da mặt, ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ

Thực phẩm nên ăn khi bạn mắc chứng đỏ mặt rosacea

Đối tượng nào cần thận trọng với cúm A?

Giải pháp tự nhiên giúp cải thiện rối loạn lo âu

Coi chừng đái tháo đường dẫn tới xơ vữa động mạch

Chứng đỏ mặt (rosacea hay bệnh trứng cá đỏ) là một bệnh lý trên da do các mao mạch bị giãn và hiện rõ trên da khiến vùng da bị đỏ bừng, có thể kèm theo ban đỏ, mụn mủ.

Các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện trong vài tuần tới vài tháng, sau đó giảm dần. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, ban đỏ thường xuyên sâu hơn, giãn mao mạch dày, da sần sùi làm biến dạng mũi, trán, quanh mắt, tai, cằm.

Nguyên nhân gây ra chứng đỏ mặt hiện chưa được làm rõ. Tuy nhiên, kiểm soát tốt một số yếu tố gây khởi phát và làm bệnh nặng lên sẽ giúp bạn hạn chế các biến chứng nặng do chứng đỏ mặt rosacea.

Thực phẩm nên kiêng khi bị chứng đỏ mặt

Tuy vào cơ địa mỗi người, một số thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm phản ứng viêm. Hậu quả là tình trạng đỏ ửng, nổi mụn ngoài da do rosacea có thể bùng phát hoặc kéo dài.

Dưới đây là một số món ăn bạn nên hạn chế sử dụng trong thực đơn khi bị chứng đỏ mặt:

Người mắc chứng đỏ mặt rosacea cần tránh ăn những gia vị cay nóng

Người mắc chứng đỏ mặt rosacea cần tránh ăn những gia vị cay nóng

- Đồ ăn cay: Các kích thích nhiệt khi ăn uống thức ăn đồ uống cay nóng có thể khiến thân nhiệt tăng, triệu chứng đỏ bừng mặt tái phát.

- Đồ uống có cồn: Rượu bia làm giãn mao mạch trên mặt, khiến máu lưu thông nhiều hơn tới vùng mặt. Cơ chế này khiến dấu hiệu rosacea trở nên rõ ràng và nghiêm trọng hơn.

- Thực phẩm chế biến sẵn: Trong thực phẩm đóng hộp, đồ ăn sẵn thường có lượng muối (natri) rất cao, do đó có thể thúc đẩy yếu tố gây viêm mạn tính trong cơ thể.

- Thực phẩm chứa nhiều đường và carbohydrate tinh chế: Ăn quá nhiều đường và quá nhiều carbohydrate tinh chế sẽ gây ra tình trạng viêm trong cơ thể bạn, bao gồm cả viêm mạch máu. Đây là thực phẩm không an toàn với người mắc chứng đỏ mặt. Đường và carbohydrate cũng có nhiều trong đồ ngọt, thực phẩm chế biến sẵn như bánh mì trắng.  

- Chế phẩm từ sữa: Dị ứng sữa xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể xem protein trong sữa là có hại, nên sẽ tăng cường sản xuất kháng thể IgF khống chế các protein này. Người có tiền sử dị ứng, viêm da mạn tính có thể dị ứng với sữa. Để tránh chứng đỏ mặt rosacea trở nặng, bạn có thể theo dõi sức khỏe sau khi sử dụng phômai, sữa tươi, sữa chua.

- Tránh ăn thực phẩm mà bạn biết rõ cơ thể dị ứng với chúng.

Lưu ý về sinh hoạt khi mắc chứng đỏ mặt

Để kiểm soát chứng đỏ mặt, bạn cần bảo vệ da trước các tác nhân từ môi trường như nắng nóng, khói bụi

Để kiểm soát chứng đỏ mặt, bạn cần bảo vệ da trước các tác nhân từ môi trường như nắng nóng, khói bụi

Tiếp xúc với ánh nắng, đứng gần bếp lò nóng hoặc nơi có nguồn nhiệt cũng khiến chứng đỏ mặt trầm trọng thêm. Vì vậy, bạn cần bảo vệ làn da kỹ càng trước các yếu tố như nhiệt độ cao, ánh nắng mặt trời, kết hợp sử dụng kem chống nắng an toàn. Về chăm sóc da hàng ngày, tránh dùng các sản phẩm tẩy rửa và tẩy tế bào chết mạnh, dễ làm tổn thương da.

Stress, căng thẳng cũng là tác nhân thúc đẩy hình thành các gốc tự do, khiến nhiều vấn đề về da như vảy nến, mụn, rosacea trở nên nghiêm trọng. Bạn nên tìm biện pháp thư giãn, kiểm soát stress lành mạnh để làn da nhanh chóng hồi phục.

Tập thể dục đều đặn giúp cải thiện sức khỏe cũng như hệ miễn dịch của bạn. Tuy nhiên, người mắc chứng đỏ mặt cần lựa chọn hình thức tập phù hợp, tránh đổ quá nhiều mồ hôi và gây thêm stress cho cơ thể. Nếu da đổ mồ hôi nhiều, bạn có thể dùng cây lăn đá, đặt vào tủ lạnh và sử dụng sau buổi tập để làm dịu da tức thời.

Vào mùa Đông, người bị chứng đỏ mặt không nên tắm nước quá nóng. Dùng nước ấm vừa phải sẽ không làm da bị khô quá mức.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu