Tại sao người bệnh đái tháo đường nên hiểu rõ về kháng insulin?

Kháng insulin là một trong những nguyên nhân chính gây đái tháo đường type 2

Top 5 loại rau củ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

Tại sao người bệnh đái tháo đường nên ăn ít carbohydrate trong bữa sáng?

Làm thế nào để ngăn kháng insulin gây bệnh đái tháo đường?

Giảm cân có lợi gì với người bệnh đái tháo đường type 2?

Người bệnh đái tháo đường type 2 nên chủ động tìm hiểu về tình trạng kháng insulin qua bài viết sau:

Insulin có vai trò gì với sức khỏe?

Khi bạn ăn bất kỳ thực phẩm nào có chứa đường (không chỉ các loại đồ ngọt mà còn bao gồm cả các loại thực phẩm giàu carbohydrate, cả carbohydrate đơn giản và phức tạp), chúng sẽ được phân hủy thành glucose trong cơ thể.

Bạn có thể tưởng tượng những thực phẩm có chứa đường theo những ví dụ sau:

- Các loại đồ ngọt: Kem, bánh quy, bánh ngọt, kẹo, nước ngọt…

- Thực phẩm giàu carbohydrate đơn giản: Bánh mì, mì ống, gạo trắng, bún, miến, phở…

- Thực phẩm giàu carbohydrate phức tạp: Hạt quinoa, yến mạch, gạo lứt, củ cải…

- Thực phẩm giàu chất xơ: Các loại trái cây, các loại rau củ, đậu Hà Lan…

Hormone insulin có nhiệm vụ giúp cơ thể chuyển hóa đường thành năng lượng

Tất cả những thực phẩm này, sau khi đã được chuyển hóa thành các phân tử glucose sẽ được insulin đưa tới các tế bào để tạo ra năng lượng. Phần đường còn lại được đưa tới gan để dự trữ thành glycogen - dạng năng lượng dự trữ để cơ thể sử dụng sau này.

Kháng insulin là gì và tại sao kháng insulin có thể gây bệnh đái tháo đường?

Trên thực tế, kháng insulin là tình trạng insulin không còn làm việc hiệu quả để chuyển hóa glucose thành năng lượng. Có nhiều nguyên nhân gây kháng insulin, chủ yếu xuất phát từ việc ăn dư thừa năng lượng dẫn tới thừa cân, béo phì; Lười vận động; Thường xuyên bị căng thẳng; Đường ruột không khỏe mạnh…

Nhìn chung, chu trình gây kháng insulin sẽ diễn ra như sau: Bạn ăn quá nhiều đường/carbohydrate - nồng độ serotonin và dopamine tăng cao (tạo ra cảm giác thỏa mãn tạm thời) - lượng đường huyết trong máu giảm và bạn lại tiếp tục cảm thấy thèm đồ ngọt/carbohydrate - đường huyết tăng cao, hạ thấp khó kiểm soát.

Chu trình này cứ lặp đi lặp lại và càng ngày bạn càng cần bổ sung nhiều đường hơn để thỏa mãn những cơn thèm ngọt. Tuy nhiên, tới một ngưỡng nhất định, tình trạng kháng insulin sẽ xảy ra và lúc này, cả cơ bắp và gan đều từ chối tiếp nhận thêm glucose trong máu.

Kháng insulin khiến cơ thể không thể kiểm soát đường huyết hiệu quả

Điều này có thể khiến đường huyết tăng cao và tuyến tụy lại “hiểu nhầm” rằng cơ thể vẫn thiếu insulin, tiếp tục tăng cường sản sinh hormone này. Điều này vô hình chung khiến cả đường huyết và nồng độ insulin trong cơ thể đều tăng cao, dần dần chúng sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo trong gan hay cơ bắp.

Có thể nói, tình trạng kháng insulin không chỉ ảnh hưởng tới khả năng kiểm soát đường huyết, cân bằng hormone trong cơ thể mà chúng còn làm chậm quá trình trao đổi chất và khiến bạn tăng cân. Về lâu dài, kháng insulin sẽ gây ra bệnh đái tháo đường type 2 nguy hiểm.

Kháng insulin ở người bệnh đái tháo đường type 2 gây ra hậu quả gì?

Insulin rất cần thiết cho sự sống của con người. Nhưng giống như hầu hết các hormone trong cơ thể, insulin cần có nồng độ ổn định trong máu. Kháng insulin gây dư thừa quá nhiều insulin, có thể dẫn tới các hậu quả tiêu cực như:

- Tăng yếu tố viêm, tăng tình trạng mệt mỏi vô cớ ở người bệnh đái tháo đường.

- Tăng tình trạng tổn thương gan và quá trình oxy hóa có hại ở tế bào gan.

- Tăng tiết hormone tình dục ở nam và nữ giới, gián tiếp làm tăng nồng độ đường trong máu.

- Tăng đường huyết, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu và gây rối loạn toàn bộ quá trình chuyển hóa trong cơ thể.

- Tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ và tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng gấp 3 tỷ lệ đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim có thể gây tử vong ở người bệnh đái tháo đường.

Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn kháng insulin, vẫn có nhiều giải pháp giúp người bệnh khắc phục tình trạng này, chẳng hạn như thay đổi chế độ ăn, tập luyện nhiều hơn để giảm cân

Nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng các thảo dược giúp làm giảm kháng insulin có trong lá xoài, lá neem, hoàng bá, quế chi, mướp đắng cũng là cách giúp giảm và ổn định đường huyết hiệu quả.

Ngoài vai trò kháng insulin, các thảo dược trên đã được chứng minh có tác động toàn diện lên quá trình chuyển hóa đường, ví dụ như tăng tái tạo tế bào sản xuất insulin, làm chậm hấp thụ đường tại ruột, ức chế chuyển hóa đường tại gan… giúp nâng cao hiệu quả trong việc chăm sóc sức khỏe của người bệnh đái tháo đường type 2.

Vi Bùi H+ (Theo Blog.kettleandfire)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex với các thành phần lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, hạn chế biến chứng đái tháo đường.

Đường huyết lúc đói không ổn định, chỉ số HbA1c tăng cao khiến nhiều người bệnh đái tháo đường type 2 băn khoăn, lo lắng bởi dù đã thực hiện nhiều cách nhưng đường huyết vẫn lên xuống thất thường và tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm.

Khi đó, bạn có thể cần một giải pháp đến từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex để giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết, từ đó hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch…

Sản phẩm sử dụng phù hợp cho người bệnh đái tháo đường type 2, người bị tiền đái tháo đường, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết