Nhiều phụ nữ mang thai cảm thấy bị suy giảm trí nhớ
Có nên dùng thuốc điều trị mất trí nhớ?
Bị suy giảm trí nhớ: Áp dụng ngay 5 thói quen đơn giản
Bị mất trí nhớ có phải do rối loạn nội tiết tố?
Theo một nghiên cứu trước đây, khoảng từ 50 đến 80% phụ nữ nói rằng, họ đã trải qua tình trạng đó. Các triệu chứng nói trên được biết đến như hiện tượng gọi là "momnesia - mất trí nhớ".
Các nghiên cứu khác cũng cho rằng, não bộ của thai phụ sẽ thay đổi trong vòng 2 năm, với việc giảm chất xám trong não bộ. Đây là điểm đáng chú ý khi họ thực hiện máy quét não.
Để làm rõ những “tranh cãi” trên, các nhà nghiên cứu ở trường Đại học Deakin, Victoria (Australia) đã tiến hành một phân tích meta gồm 20 nghiên cứu báo cáo về mối liên quan giữa mang thai và sự suy giảm nhận thức. Những phát hiện của họ đã được công bố trên Tạp chí Y khoa Australia.
TS. Sasha Davies, Đại học Deakin và các công sự đã phân tích dữ liệu của 709 phụ nữ mang thai và 521 người không mang thai. Trong đó, bao gồm bộ nhớ, sự chú ý, chức năng điều hành, lên kế hoạch và khả năng ngôn ngữ, thị giác.
Kết quả, nhóm nghiên cứu nhận thấy, chức năng nhận thức, trí nhớ và hoạt động của cơ quan nhận thức kém hơn đáng kể ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ.
Các tác giả viết: "Sự khác biệt chủ yếu phát triển trong 3 tháng đầu của thai kỳ và phù hợp với những phát hiện gần đây về việc giảm thể tích chất xám não trong thời gian dài".
Davies và nhóm nghiên cứu kêu gọi điều tra thêm về những thay đổi về nhận thức này ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống hàng ngày của phụ nữ mang thai.
Đồng tác giả nghiên cứu, TS. Melissa Hayden nói rằng, "sự suy giảm thiểu hiệu suất trong suốt thai kỳ sẽ rất đáng chú ý đối với phụ nữ mang thai và những người thân của họ sẽ nhận thấy điều này rõ ràng. Họ có thể quên, hoặc không đi khám thai đúng lịch hẹn của bác sĩ... Tuy nhiên, sự suy giảm trí nhớ này sẽ làm giảm hiệu suất công việc của thai phụ, hoặc gặp khó khăn trong điều hành công việc có tính phức tạp".
Bình luận của bạn