Bệnh đái tháo đường: Chú ý triệu chứng ở miệng

Đường huyết tăng gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng

Súc miệng bằng dầu cải thiện sức khỏe răng miệng thế nào?

Sức khỏe răng miệng kém có thể làm suy giảm não bộ

Bệnh đái tháo đường có nguy hiểm không?

5 điều bạn nên làm sau khi nhận chẩn đoán đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường liên quan đến lượng đường trong máu cao. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), đây là căn bệnh phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 41,5 triệu người trên toàn thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo rằng số bệnh nhân đái tháo đường đã tăng từ 10,8 triệu (năm 1980) lên 42,2 triệu (năm 2014). Ngoài ra, theo WHO, từ năm 2000 đến 2019, tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường đã tăng lên 3%.

Bệnh đái tháo đường nếu không được kiểm soát có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể gồm tim, bàn chân, dây thần kinh, mạch máu, thậm chí cả khoang miệng. Đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng với các vấn đề có thể gặp như:

Khô miệng

Bệnh đái tháo đường không được kiểm soát có thể làm giảm lưu lượng nước bọt trong khoang miệng dẫn đến khô miệng. Nguyên nhân có thể là do lượng đường trong máu cao kéo dài có thể làm chậm quá trình sản xuất nước bọt. Khô miệng có thể dẫn đến đau nhức, loét, nhiễm trùng và sâu răng.

Viêm nướu và viêm nha chu

Theo BS Sonali Kagne (khoa Nội tiết, Bệnh viện Sir HN Reliance Foundation, Mumbai, Ấn Độ): Bệnh đái tháo đường không được kiểm soát sẽ làm suy yếu các tế bào bạch cầu - lớp bảo vệ chính của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có thể xảy ra trong miệng.

Một biến chứng khác của đái tháo đường là khiến các mạch máu dày lên, khiến bạch cầu khó đi qua và đến nơi cần thiết để chống lại vi trùng (như sự phát triển của vi khuẩn, virus, nấm) gây nhiễm trùng cơ thể, trong đó có khoang miệng. Bệnh viêm nha chu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Những người mắc đái tháo đường không được kiểm soát tốt có thể bị bệnh viêm nha chu, viêm nướu răng thường xuyên hơn và nặng hơn.

Khả năng chữa lành kém

Theo BS Kagne: Những người mắc đái tháo đường không kiểm soát tốt sẽ không lành nhanh sau phẫu thuật hoặc các thủ thuật nha khoa khác vì lưu lượng máu đến vị trí cần điều trị có thể bị ảnh hưởng.

Nấm miệng

Nấm miệng còn được gọi là candida miệng hoặc tưa miệng. Đây là tình trạng nấm Candida albicans tích tụ trên niêm mạc miệng. Những người mắc đái tháo đường thường xuyên dùng thuốc kháng sinh để chống lại các bệnh nhiễm trùng có nguy cơ dễ bị nhiễm loại nấm này trong miệng và trên lưỡi. BS Kagne cho biết: Loại nấm này phát triển mạnh nhờ lượng glucose cao trong nước bọt của người bệnh, có thể dẫn đến bỏng hay rộp ở lưỡi và miệng.

Những người mắc đái tháo đường hút thuốc có nguy cơ mắc nấm miệng và viêm nha chu cao hơn gấp 20 lần so với những người không hút thuốc. Hút thuốc cũng làm giảm lưu lượng máu đến nướu ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương tại đây.

Cách kiểm soát các vấn đề răng miệng

Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp ngăn ngừa nguy cơ viêm nướu và nhiễm nấm

Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp ngăn ngừa nguy cơ viêm nướu và nhiễm nấm

Mọi người cần tuân thủ các biện pháp vệ sinh răng miệng tốt, đặc biệt với người mắc đái tháo đường, gồm:

- Đánh răng sau mỗi bữa ăn bằng bàn chải đánh răng có lông mềm.

- Sử dụng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày.

.- Nếu đeo răng giả cần làm sạch mỗi ngày.

- Bỏ hút thuốc.

- Khám nha khoa ít nhất 2 lần/năm.

Chú ý những dấu hiệu bất thường ở miệng để thăm khám kịp thời. Để hạn chế biến chứng ở miệng do đái tháo đường, người bệnh cần:

- Cố gắng giữ đường huyết ở càng gần mức bình thường càng tốt.

- Tham khảo ý kiến bác sĩ và xin lời khuyên trước khi có những phẫu thuật nha khoa.

- Khi thăm khám cần cung cấp cho bác sĩ các loại thuốc và liều lượng mà bạn đang dùng.

- Hoãn các thủ thuật nha khoa không khẩn cấp nếu đường trong máu đang ở mức cao.

- Tuân thủ các hướng dẫn sau điều trị của nha sĩ vì quá trình lành vết thương có thể lâu hơn ở người đái tháo đường.

 
Nguyễn Thanh (Theo Onlymyhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Răng hàm mặt