Ăn chất béo không phải lúc nào cũng xấu
5 thực phẩm giàu chất béo có lợi cho người bệnh đái tháo đường
Review chế độ ăn kiêng no-carb: Ăn thịt và chất béo thả ga
Top 10 thực phẩm tăng cường trao đổi chất, đốt cháy chất béo và calorie
Biện pháp mới giúp giảm chất béo xấu, ngăn ngừa béo phì, đái tháo đường
Bà Carolyn Brown - chuyên gia Dinh dưỡng của website Foodtrainers chia sẻ 3 lưu ý, khi bạn tiêu thụ các chất béo:
1. Đừng sợ chất béo
Theo bà Brown, chất béo là bạn của cơ thể, nó cũng cần cho sức khỏe và không phải cứ ăn chất béo là bạn sẽ bị béo phì, hay mỡ máu. Trên thực tế, chất béo còn có vai trò rất quan trọng, nó là thành phần cấu tạo nên các loại hormone, chất dẫn truyền xung thần kinh của não... Ngoài ra, nó cũng làm cho các món ăn của bạn được ngon hơn.
2. Hãy sử dụng các loại chất béo khác nhau
Việc sử dụng đa dạng các loại dầu và chất béo là một trong những cách giúp tăng cường dinh dưỡng trong chế độ ăn của bạn. Tuy nhiên, hãy nhớ sử dụng loại dầu phù hợp với các thực phẩm bạn nấu, bởi điều đó không chỉ giúp làm tăng hương vị cho món ăn, mà còn có lợi hơn cho sức khỏe. Vì vậy, nếu bạn đang làm các món Ý, hãy dùng dầu olive, còn nếu bạn đang nấu các món châu Á, hãy thử dùng dầu dừa. Tương tự, tùy vào các món ăn mà bạn chế biến, hãy thử thay đổi với bơ, dầu hướng dương và dầu mè...
3. Không nên ăn quá nhiều
Mặc dù chất béo có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, nhưng nếu dùng quá nhiều, bạn sẽ có nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, bạn nên giới hạn tổng lượng chất béo ăn hàng ngày là dưới 25gr/khẩu phần. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào nguồn chất béo bạn tiêu thụ.
Bình luận của bạn