6 điều tuyệt vời có thể xảy ra khi bạn ngừng ăn đường

Ngừng ăn đường có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn

5 tổn thương sức khỏe khi ăn quá nhiều đường

Xem để biết bạn đã ăn quá nhiều đường mỗi ngày

Trẻ em không nên ăn quá 6 thìa đường mỗi ngày

Con dễ bị tăng động vì mẹ bầu ăn nhiều đường và chất béo?

Da khỏe hơn

Ăn nhiều đường có thể làm cho đường huyết tăng cao, khiến phân tử đường dễ kết hợp với các phân tử protein, lipid khác tạo thành các mô tế bào rắn. Điều này khiến da trở nên khô ráp, ít đàn hồi, dễ hình thành các nếp nhăn. Ngừng ăn đường sẽ giúp giảm dấu hiệu lão hóa da, giúp da bạn khỏe hơn, láng mượt, giúp bạn trông trẻ lâu hơn.

Ít mỡ bụng

Khi cơ thể không thể chuyển hóa hết đường, lượng đường dư thừa sẽ được chuyển thành mỡ bụng và tích trữ quanh các cơ quan nội tạng quan trọng như gan, tuyến tụy, ruột… Lớp mỡ này vừa khó loại bỏ, vừa có thể làm gia tăng các nguy cơ bệnh tim mạch, đái tháo đường.

Ăn nhiều đường có thể làm gia tăng mỡ bụng

Bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn

Đường thực chất là các carbohydrate đơn giản, chính vì vậy chúng thường được tiêu hóa nhanh khiến bạn cảm thấy tỉnh táo sau khi ăn. Tuy nhiên, khi ăn quá nhiều đường, đường huyết tăng cao lại có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, đau đầu.

Nếu muốn giữ cơ thể tràn đầy năng lượng, bạn không nên ăn nhiều đường mà hãy ăn các thực phẩm giàu protein, chất béo. Các thực phẩm này cần nhiều thời gian để tiêu hóa hơn, nhưng chúng có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể một cách ổn định trong thời gian dài.

Giảm nguy cơ béo phì

Ăn nhiều đường làm tăng nguy cơ béo phì

Ăn nhiều đường có thể khiến bạn tăng cân, làm gia tăng nguy cơ béo phì. Một nghiên cứu thống kê số liệu tại 75 quốc gia trong khoảng thời gian từ năm 1997 - 2000 cho thấy: Mức tiêu thụ các loại nước ngọt tăng 1% khiến 4,8% dân số có nguy cơ thừa cân; 2,3% dân số bị béo phì.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Ăn quá nhiều đường có thể làm gia tăng nguy cơ tử vong do các bệnh tim mạch, kể cả khi bạn không bị thừa cân, béo phì. Trong một nghiên cứu năm 2014, các nhà nghiên cứu nhận thấy những người ăn nhiều đường nhất (21% lượng calorie được cung cấp từ đường) sẽ có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cao gấp 2 lần những người chỉ bổ sung 17 - 21% lượng calorie hàng ngày từ các loại đồ ngọt.

Những người ăn nhiều đường cũng có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cao hơn 38% so với những người ăn ít đường (chỉ 8% lượng calorie được cung cấp từ đường).

FDA khuyến cáo, mỗi ngày 1 người trưởng thành chỉ nên bổ sung 10% lượng calorie từ đường mà thôi.

Giảm nguy cơ đái tháo đường type 2

Nghiên cứu trên 175 quốc gia của Đại học Stanford (Mỹ) năm 2014 cho thấy: Càng ăn nhiều đường, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường càng tăng cao. Nguyên nhân là do ăn nhiều đường dẫn đến tích mỡ quanh nội tạng, kháng insulin có thể làm tăng cao nguy cơ bệnh đái tháo đường.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo: Phụ nữ không nên ăn nhiều hơn 6 thìa cà phê đường, nam giới không nên ăn quá 9 thìa cà phê đường/ngày. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm có chứa nhiều đường tinh luyện, thay vào đó hãy bổ sung đường tự nhiên trong các loại trái cây, rau củ.

Vi Bùi H+ (Theo Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng