- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Những điều bạn cần chú ý khi sắp "vỡ chum"
6 cách giảm đau tự nhiên cho bà bầu khi chuyển dạ
Câu chuyện đẫm nước mắt của người phụ nữ đẻ thuê cho chồng
Cận cảnh quá trình em bé "chui" ra từ bụng mẹ
Cứu sống 2 mẹ con sản phụ ngừng tim khi đang chuyển dạ đẻ
Em bé di chuyển nhiều và mạnh
Khoảng 1 vài tuần trước khi sắp sinh, thai nhi bắt đầu di chyển đến khung xương chậu của bạn. Lúc này đầu bé thúc xuống dưới, bạn sẽ cảm thấy những bước đi của mình trở nên nặng nhọc hơn so với trước đây, số lần buồn đi tiểu của bạn sẽ giống như lúc bạn mang thai 3 tháng đầu, vì lúc này đầu của thai nhi đã đẩy xuống phía bàng quang.
Cảm giác thở dễ dàng hơn
Khi mang thai, thai nhi đè lên cơ hoành khiến bà bầu thường hay thấy khó thở. Khi trước thời điểm chuẩn bị sinh, bà bầu thường thấy dễ thở hơn là do lúc này, em bé đã tụt xuống vùng xương khung chậu. Hệ hô hấp của bà bầu được giải tỏa áp lực, tuy nhiên lúc này bàng quang của bà bầu lại phải chịu nhiều áp lực hơn nên bà bầu chuẩn bị sinh thường đi tiểu rất nhiều.
Xuất hiện dịch nhầy
Lớp dịch nhầy trong cổ tử cung xuất hiện trong quá trình mang thai là để bảo vệ cho thai nhi chống lại những viêm nhiễm từ bên ngoài. Dịch nhầy có màu trong suốt, màu hồng nhạt hoặc có 1 vài tia máu đi kèm. Khi gần tới ngày sinh dịch nhầy sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Đâu là dấu hiệu báo cho mẹ bầu sắp đến ngày sinh.
Bà bầu thấy khỏe khắn lạ thường
Có thể cơ thể bỗng nhiên thấy khỏe khoắn lạ thường, không còn cảm giác mất ngủ, mệt mỏi giống như trước đây. Đây rất có thể là dấu hiệu của cơ thể báo mẹ đã sẵn sàng chuẩn bị cho lần vượt cạn phía trước.
Cổ tử cung mỏng dần
Ở những tháng cuối thai kỳ, cổ tử cung bị kéo căng và mỏng dần báo hiệu phần đáy tử cung đã sẵn sàng co bóp giãn mở để chào đón em bé.
Thông thường, vào những tháng cuối thai kỳ, cổ tử cung bắt đầu bị kéo căng và mỏng dần. Quá trình này báo hiệu phần đáy tử cung đã sẵn sàng co bóp và mở để em bé chào đời. Hơn nữa, khi cổ tử cung mỏng hơn, việc giãn nở sẽ dễ dàng hơn. Vào những tháng cuối, bạn khám thai, bác sỹ sẽ đưa ra chỉ số về độ mềm của cổ tử cung, theo tỷ lệ phần trăm.
Cổ tử cung mở
Khi có những cơn co thắt thì cổ tử cung lúc này bắt đầu mở. Cổ tử cung mở được 10cm là mẹ bầu đã chuẩn bị cho việc đưa em bé ra ngoài. Nhưng ở mỗi người lại có những bước tiến triển khác nhau, do đó bạn không nên nản lòng nếu cổ tử cung của bạn mở chậm hoặc chưa có dấu hiệu biến chuyển.
Vỡ ối
Vỡ ối là một trong những dấu hiệu cuối cùng báo hiệu sắp sinh mà hầu hết các bà mẹ đều nhận thấy, nhưng điều này chỉ xảy ra đối với 15% tổng số ca sinh. Vì vậy bạn không nên trông chờ vào nó như là dấu hiệu duy nhất để nhận biết dấu hiệu sắp sinh.
Ngay lúc này, các cơn đau thắt chưa diễn ra, thường nước ối chỉ rò rỉ từng chút một cũng là trong những biểu hiện bà bầu sắp sinh ngay. Mẹ bầu cần chú ý đến lượng nước ối của mình, nhiều người bị rò rỉ nước ối còn nhầm tưởng là nước tiểu. Nếu nước ối cạn, thai nhi sẽ mất môi trường tự nhiên trong bụng mẹ và phải được ra ngoài ngay nếu không sẽ dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng cho cả mẹ và bé.
Vào cuối thai kỳ, bác sỹ sẽ tư vấn cho bạn những việc cần làm khi những cơn co thắt bắt đầu xuất hiện. Khoảng cách những cơn co thắt không phải lúc nào cũng đều đặn, nếu bạn nghĩ rằng mình sắp sinh rồi nhưng không chắc chắn thi hãy gọi ngay cho bác sỹ, họ sẽ tư vấn cho bạn những gì đang diễn ra. Vì khi bạn bị chảy máu hoặc dịch tiết có màu đỏ tươi, vỡ ối đặc biệt là nếu chất dịch màu xanh hặc nâu thì đây có thể là phân xu (phân đầu tiên của em bé) nếu em bé hít hay nuốt phải sẽ vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Bình luận của bạn