Tư thế cánh cung là một trong những tư thế nên tránh trong chu kỳ kinh nguyệt
Những hiệu quả nhìn thấy rõ khi tập Yoga
Yoga đá muối – giải pháp cho người bị vẩy nến, viêm xoang
5 bài tập yoga giúp nam giới đối phó với rối loạn cương dương
6 bài tập yoga giúp bạn vượt qua nỗi đau thất tình
Trong những ngày “đèn đỏ”, một số phụ nữ không hề gặp phải triệu chứng gì, một số khác thì cảm thấy đau, tâm tính thay đổi, choáng váng, mệt mỏi... Mỗi người một khác nên không có nguyên tắc “bất di bất dịch” nào cho tất cả mọi người. Điều quan trọng là bạn phải luôn lắng nghe và tuân theo cơ thể của mình.
Chu kỳ kinh nguyệt rất nhạy cảm. Nếu bạn bị căng thẳng, đi du lịch, thay đổi thói quen ăn uống thì nó cũng thay đổi theo. Bạn cần phải ý thức được chu kỳ của mình và lắng nghe tiếng nói của cơ thể. Tình trạng của chu kỳ phản ánh tình trạng sức khỏe và tâm tính. Những người không tuân theo nhu cầu của cơ thể có thể gặp tình trạng chu kỳ không đều, không có kinh trong một thời gian dài...
Bạn cũng có thể đã nghe nhiều lời khuyên rằng phụ nữ nên tránh các tư thế lộn ngược trong chu kỳ kinh nguyệt, nhưng vì sao lại như vậy?
Điều này bắt nguồn từ y học cổ truyền Ấn Độ, cho rằng trong cơ thể có một dòng prana (khí) chạy từ trên xuống, khi ta thực hiện các tư thế đảo ngược, dòng khí đó sẽ bị đảo ngược. Trong ngày kinh, các tư thế yoga (asana) lộn ngược tiềm ẩn nguy cơ máu chảy ngược lại vào ống dẫn trứng, được cho là có thể gây ra chứng lạc nội mạc tử cung. Dẫu rằng cần nhiều nghiên cứu để khẳng định điều này.
Một số tư thế khác lại khiến tử cung bị kéo về phía đầu làm cho các dây chằng bị kéo căng quá, làm ảnh hưởng đến việc bơm máu của động mạch, có thể gây ra tắc máu và làm chảy máu nhiều hơn trong ngày "đèn đỏ".
Với người bình thường thì những tư thế này rất tốt, tuy nhiên với phụ nữ khi bị hành kinh, nếu tập các tư thế này thì có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và gây ra những vấn đề về sinh sản sau này.
Dưới đây là 7 tư thế yoga bạn nên tránh tập trong chu kỳ kinh nguyệt:
Handstand (Giữ thăng bằng trên hai bàn tay, hai chân giơ lên trời)
Handstand là một tư thế khó, bạn cần kiểm soát lực để nâng cả cơ thể dựng ngược lên, trong khi vẫn phải giữ cánh tay thẳng. Những triệu chứng trong ngày “đèn đỏ” có thể khiến bạn không đủ sức tập tư thế này.
Handstand là tư thế khó và không thích hợp tập trong ngày "đèn đỏ"
Headstand (Tư thế trồng cây chuối, hai bàn tay chống xuống sàn, hai chân giơ thẳng lên trời)
Mặc dù bình thường, bài tập này rất tốt với sức khỏe, nhưng với phụ nữ đang trong chu kỳ, bài tập này có thể quá sức với họ.
Tư thế trồng cây chuối bằng đầu có thể gây nguy hiểm cho bản thân người tập
Shoulderstand (Tư thế đảo ngược)
Ở tư thế này, vùng cổ sẽ là một vị trí rất dễ bị tổn thương nếu quá nhiều trọng lượng của cơ thể được đặt ở trên cùng của cột sống.
Tư thế shoulderstand có thể tổn thương cột sống
Plow pose (tư thế hình lưỡi cày)
Tư thế hình lưỡi cày có thể khiến mạch máu trong tử cung của bạn bị sưng hơn, khiến bạn càng bị chảy máu nhiều hơn.
Tư thế hình lưỡi cày khiến máu kinh chảy nhiều hơn
Scorpion pose (tư thế bọ cạp)
Tư thế bọ cạp có thể gây áp lực cho lưng của bạn. Nếu lưng của bạn bị đau trong suốt chu kỳ, tư thế này có thể khiến bạn càng thêm khó chịu.
Tư thế bọ cạp gây nhiều áp lực cho lưng
Crow pose (tư thế con quạ)
Tư thế con quạ có thể làm tăng nhiệt độ trong cơ thể, khiến bạn chảy máu nhiều hơn. Không phải là lý tưởng tốt cho những chị em trong chu kỳ kinh nguyệt.
Tư thế con quạ làm tăng nhiệt độ trong cơ thể
Bow pose (tư thế cánh cung)
Tư thế này có thể rất hữu ích trong việc giúp giảm cảm giác khó chịu, nhưng nó cũng đồng thời đặt áp lực nên lưng của bạn.
Bình luận của bạn