Đã có nhiều người thiệt mạng vì ngộ độc methanol, cụ thể là do uống rượu chứa methanol
Methanol có thể khiến bạn bị suy giảm thị lực, mù vĩnh viễn
Bạn có biết cách nhận biết người bị ngộ độc methanol?
Chàng rể Bỉ nguy cơ mù vì rượu giả
7 người nhập viện cấp cứu vì ngộ độc methanol tại Hà Nội
Là một chất không màu, không mùi, không vị, khi sử dụng methanol đúng liều lượng thì không hại gì, nhưng khi lượng methanol vượt ngưỡng cho phép có thể gây ngộ độc, thậm chí chết người. Trong trường hợp may mắn thoát khỏi cửa tử, thì người bị ngộ độc methanol vẫn có thể gặp nhiều rủi ro sức khỏe, bao gồm: Suy thận, vấn đề ở tim và lưu thông máu, rối loạn vận động, tổn thương gan, suy giảm thị lực, tổn thương thần kinh và não. Trong đó, nặng nhất là 3 vấn đề sau:
Hại cho tim mạch
Theo cơ sở dữ liệu NCBI, từ những nghiên cứu trên chuột bị tiêu thụ quá nhiều methanol có thể cho thấy chất độc này gây tiêu chảy dẫn đến tụt huyết áp nghiêm trọng. Lúc đó, nhịp tim phải tăng nhanh để kích hoạt một cơ chế bù đắp cho sự tụt huyết áp và dẫn đến tử vong. Trong trường hợp không gây tử vong, methanol vẫn gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe trái tim và sự cân bằng huyết áp.
Acid formic - một chất độc chuyển hóa từ methanol được cho là gây ra những vấn đề thị lực khi bị ngộ độc methanol. Nồng độ acid formic trong máu cao sẽ gây ức chế dẫn tới thiếu oxy tế bào. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tổn thương thần kinh thị giác và tổn thương võng mạc mắt.
Ban đầu, bệnh nhân sẽ bị nhìn mờ, sợ ánh sáng, ám điểm (thấy có đám mờ hoặc tối trước mắt), đau mắt, song thị (nhìn thấy 2 hình ảnh của một sự vật), giảm hoặc mất thị lực, ảo thị (ánh sáng chói, các chấm nhảy múa, nhìn thấy đường hầm). Nếu không kịp thời chữa trị sẽ khiến đồng tử mắt phản ứng kém với ánh sáng, soi đáy mắt thấy gai thị xung huyết, sau đó phù võng mạc lan rộng dọc theo các mạch máu đến trung tâm đáy mắt, các mạch máu cương tụ, phù gai thị, xuất huyết võng mạc. Đồng tử giãn cố định là dấu hiệu của ngộ độc nặng và tiên lượng xấu. Để lâu có thể gây mù lòa vĩnh viễn.
Có thể phòng ngừa ảnh hưởng của ngộ độc methanol lên thị lực bằng liệu pháp giải độc kịp thời hoặc thông qua việc loại bỏ các chất chuyển hóa bằng thẩm tách máu. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng cứu chữa thành công.
Sự suy giảm vận động liên quan tới Parkinson đã được mô tả ở một số người sống sót sau khi bị ngộ độc. Điều này được cho là do sự tích tụ nồng độ cao của acid formic trong nhân bèo sẫm (putamen), nhưng các lý do cho hiện tượng này không rõ ràng. Một lý do được đề xuất là có thể do acid formic có khả năng làm suy giảm trục dopaminergic và tăng hoạt tính enzyme của dopa-B-hydroxylase.
Khởi phát triệu chứng thường bị trì hoãn sau vài tuần kể từ khi tiếp xúc với methanol. Các triệu chứng Parkinson điển hình, bao gồm: Run vô căn, cứng khớp, tư thế xấu, đi lại khó khăn, giảm khả năng vận động… Ngoài ra, còn xuất hiện dấu hiệu của bệnh loạn trương lực cơ (dystonia) và bó não tủy (corticospinal tract).
Bình luận của bạn