Người cao tuổi dễ bị thiếu hụt dưỡng chất quan trọng do chế độ ăn uống chưa hợp lý
5 dấu hiệu chứng tỏ bạn không ăn đủ chất xơ
Nhận diện thiếu chất qua biểu hiện trên khuôn mặt
Thiếu chất xơ - táo bón dễ tái phát
Thèm ăn mà không đói chứng tỏ cơ thể đang thiếu chất
Dưới đây là 8 dấu hiệu cảnh báo người cao tuổi đang bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng:
Thường xuyên mệt mỏi
Mệt mỏi thường xuyên có thể là dấu hiệu cho thấy người cao tuổi đang bị thiếu sắt. Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu. Ngoài thiếu sắt, thì mệt mỏi cũng có thể là triệu chứng của bệnh tim hoặc các vấn đề tuyến giáp.
Thiếu máu do thiếu sắt khiến người cao tuổi thường xuyên bị mệt mỏi
Tóc khô và dễ gãy rụng
Các chất dinh dưỡng như sắt, folate và vitamin C rất quan trọng cho da và tóc. Nếu không bổ sung đủ những dưỡng chất này trong chế độ ăn uống, người cao tuổi có thể thấy da nhợt nhạt, tóc khô và dễ gãy rụng.
Móng tay có hình thìa
Chế độ ăn uống không đủ chất có thể gây ra một số thay đổi trong móng tay của người cao tuổi. Móng tay có hình thìa, đặc biệt là ngón trỏ hoặc ngón giữa có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu sắt. Ngoài thiếu sắt thì các vấn đề về móng tay có thể xảy ra khi người cao tuổi bị thiếu vitamin A, B6, D và protein.
Vấn đề về răng miệng
Thiếu vitamin C có thể gây chảy máu chân răng và gây ra bệnh viêm nướu. Trong trường hợp nghiêm trọng, người cao tuổi có thể bị mất răng. Bị mất răng hoặc phải sử dụng răng giả có thể khiến người cao tuổi phải thay đổi việc lựa chọn thực phẩm, điều này khiến họ gặp khó khăn hơn khi ăn các thực phẩm lành mạnh.
Thiếu vitamin C có thể làm tăng nguy cơ viêm nướu ở người già
Táo bón
Người cao tuổi có thể bị táo bón nếu chế độ ăn uống không bổ sung đầy đủ chất xơ.
Các vấn đề về tâm trạng
Một chế độ ăn uống không lành mạnh có thể góp phần gây ra các triệu chứng trầm cảm. Trầm cảm có thể khiến người cao tuổi mất hứng thú với mọi việc. Nó cũng có thể khiến họ bị mất phương hướng và suy giảm trí nhớ.
Chế độ ăn uống không lành mạnh có thể khiến người cao tuổi bị trầm cảm
Dễ bị bầm tím
Nếu bạn bị bầm tím da mà không bị ngã hoặc va chạm vào thứ gì đó thì chế độ ăn uống có thể là nguyên nhân. Chế độ ăn thiếu protein, vitamin C, vitamin K... có thể ảnh hưởng đến quá trình chữa lành vết thương và khiến người cao tuổi dễ bị bầm tím.
Hệ miễn dịch yếu
Nếu không có chế độ dinh dưỡng phù hợp, hệ thống miễn dịch của người cao tuổi sẽ không hoạt động hiệu quả để chống lại bệnh tật. Để tăng cường hệ miễn dịch khi có tuổi, bạn cần bổ sung đủ các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin C, vitamin E, protein, kẽm…
Cách tốt nhất giúp người cao tuổi bảo vệ sức khỏe là thực hiện chế độ ăn uống cân bằng với các loại trái cây, rau quả, thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít béo và chất béo lành mạnh. Nên đa dạng các loại thực phẩm trong mỗi bữa ăn để bổ sung đủ vitamin và khoáng chất cơ thể cần; Nên hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Nếu gặp khó khăn trong việc thực hiện chế độ ăn uống cân bằng thì người cao tuổi nên trao đổi với bác sỹ dinh dưỡng.
Bình luận của bạn