Tình trạng viêm mạn tính có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe
7 cặp đôi thực phẩm kết hợp với nhau giúp chống viêm hiệu quả
Quả óc chó - tiềm năng chống viêm loét đại tràng hiệu quả
Nên ăn gì, tránh gì trong chế độ ăn chống viêm, phòng ngừa bệnh tật?
Không phải tươi sống, 8 thực phẩm này vẫn có thể chống viêm hiệu quả
Nếu không được kiểm soát, tình trạng viêm mạn tính, kéo dài có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực như tăng cân khó kiểm soát, mất cân bằng hormone, khiến bạn hay thấy mệt mỏi và có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh tự miễn.
Dưới đây là một số điều giúp chống viêm mạn tính trong cơ thể, cải thiện sức khỏe cho bạn:
Kích thích dây thần kinh phế vị
Dây thần kinh phế vị có vai trò chính trong việc truyền thông tin và điều chỉnh hoạt động chức năng của ruột, não, gan, tim và phổi. Kích thích dây thần kinh phế vị đã được chứng minh có thể làm giảm nồng độ TNF, một cytokine gây viêm có nhiều ở những người bị viêm khớp dạng thấp. Kích thích dây thần kinh phế vị còn có thể giúp cải thiện một số căn bệnh liên quan tới tình trạng viêm trong cơ thể như trầm cảm, bệnh viêm ruột.
Bạn có thể kích thích dây thần kinh phế vị thông qua điện xung trị liệu, hoặc thông qua các kỹ thuật hít thở chậm, hát hoặc ho mạnh…
Hít thở chậm, hát... có thể kích thích dây thần kinh phế vị, giúp chống viêm
Ngồi thiền
Ngồi thiền có thể giúp thư giãn, chống viêm một cách tự nhiên. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngồi thiền có thể giúp giảm các cytokine gây viêm như TNF-a và IL-6. Vì việc ngồi thiền thường được kết hợp với hít thở chậm, thói quen này có thể kích thích dây thần kinh phế vị, giúp tăng hiệu quả chống viêm mạn tính.
Uống một ly rượu vang đỏ
Rượu vang đỏ rất giàu resveratrol, một loại polyphenol đã được chứng minh có thể giúp làm giảm các tác nhân gây viêm như TNF-a, protein phản ứng C. Tuy nhiên, bạn không nên uống quá nhiều rượu vang đỏ. Phụ nữ chỉ nên uống 1 ly rượu vang đỏ/ngày và nam giới là 2 ly/ngày.
Tập yoga
Tập yoga có thể giúp cải thiện sự linh hoạt, giúp giảm đau mạn tính và chống viêm cho cơ thể. Một nghiên cứu năm 2015 đã chỉ ra rằng, nam giới và nữ giới thường xuyên tập yoga 1 giờ mỗi ngày có thể giảm đáng kể nồng độ TNF-a và IL-6 trong cơ thể.
Ngủ trưa
Thiếu ngủ, mất ngủ không chỉ khiến bạn mệt mỏi, tăng cân, uể oải mà còn có thể khiến tình trạng viêm trong cơ thể thêm nghiêm trọng. Bạn có thể hạn chế các tác động tiêu cực này bằng cách tạo cho mình thói quen ngủ trưa, giúp giảm đáng kể nồng độ cytokine gây viêm IL-6.
Ở bên những người mình yêu thương
Các cử chỉ âu yếm, ôm ấp… có thể giúp giải phóng hormone oxytocin từ tuyến yên trong não. Oxytocin được gọi là hormone “tình yêu”, có khả năng làm giảm nồng độ IL-6, đồng thời tăng cường các tế bào T giúp chống viêm cho cơ thể.
Nhịn ăn gián đoạn
Nhịn ăn gián đoạn có thể giúp giảm các cytokine gây viêm trong cơ thể, từ đó giúp chống viêm một cách tự nhiên. Trên thực tế, việc nhịn ăn gián đoạn có thể giúp khắc phục một số căn bệnh liên quan tới tình trạng viêm như hen suyễn, bệnh tự miễn, viêm loét đại trạng, hội chứng ruột kích thích…
Tập thể dục
Mặc dù tập thể dục có thể gây viêm ngắn hạn trong khi cơ thể phục hồi, về lâu dài, việc tập luyện vẫn có thể giúp giảm tình trạng viêm mạn tính. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ cần thường xuyên tập thể dục 20 phút/ngày đã có thể giúp giảm các dấu hiệu viêm. Đặc biệt, luyện tập cường độ cao ngắt quãng (HIIT) có thể giúp giảm nồng độ protein phản ứng C khá hiệu quả.
Bình luận của bạn