Dứa có hàm lượng dinh dưỡng cao, vì thế rất tốt cho sức khỏe
Video: Chớ dại mà bỏ hạt và vỏ dưa hấu!
Quả dứa dại có chữa được bệnh viêm gan?
Lõi quả dứa có thể chống lại sự di căn của ung thư
Quả dừa - nguồn "nước tăng lực" thiên nhiên
Tăng cường hệ miễn dịch
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), dứa có chứa đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể trong 1 ngày. Vitamin này là một chất chống oxy hóa hòa tan trong nước, có tác dụng chống lại các tổn thương tế bào, đau khớp và bệnh tim. Vitamin C cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và giúp ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng.
Tốt cho tiêu hóa
Dứa cũng chứa nhiều chất xơ, tốt cho tiêu hóa và giúp cho đường ruột của bạn khỏe mạnh. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, trái cây này cũng có chứa một lượng đáng kể enzyme bromelain. Bromelain có tác dụng phá vỡ protein trong thực phẩm, từ đó hỗ trợ tối đa cho quá trình tiêu hóa.
Tốt cho xương
Dứa cũng có chứa một lượng mangan dồi dào. Khoáng chất này rất cần thiết cho xương. Một nghiên cứu nhận thấy rằng, mangan cùng với các khoáng chất khác có trong dứa có thể ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh.
Chống ung thư
Dứa giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, chất xơ có trong dứa có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Ngoài ra, vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh, có thể giúp chống lại tác hại của các gốc tự do gây ung thư trong cơ thể.
Ngăn ngừa cục máu đông
Dứa chứa bromelain, một loại enzyme có thể giúp giảm đông máu quá mức. Bởi vậy, mỗi khi bạn bị chấn thương có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, bạn nên ăn dứa.
Chống viêm
Một trong những lợi ích sức khỏe hàng đầu của dứa chính là tác dụng chống viêm. Điều này có thể ngăn ngừa và giảm viêm ở bệnh nhân viêm khớp.
Ăn nhiều dứa có tác hại gì?
Tiêu thụ một lượng lớn vitamin C có trong dứa có thể dẫn đến tiêu chảy, nôn mửa hoặc đau bụng. Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều bromelain cũng có thể gây phát ban, tiêu chảy, nôn mửa, chảy máu kinh nguyệt quá mức. Ngoài ra, dứa có tính acid như các loại trái cây họ cam quýt khác, nên dễ làm tăng chứng ợ nóng hoặc trào ngược acid dạ dày ở những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
Bình luận của bạn