Chế độ ăn Địa Trung Hải có lợi cho người già bị loãng xương
6 yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương ở nam giới
Có nên bổ sung vitamin D liều cao để phòng ngừa loãng xương?
Làm sao để biết mình có bị loãng xương hay không?
Vì sao người cao tuổi nên bổ sung kẽm?
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học tới từ Đại học Bologna (Italy) với sự tham gia của 1142 tình nguyện viên (độ tuổi từ 65 - 79) được tuyển chọn từ 5 trung tâm sức khỏe ở Anh, Italy, Hà Lan, Ba Lan và Pháp đã đánh giá tác động của chế độ ăn trong việc ngăn ngừa loãng xương.
Các tình nguyện viên được chia thành 2 nhóm: Nhóm 1 áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải với nhiều rau củ quả, quả hạch, ngũ cốc chưa tinh chế, dầu olive và cá, đồng thời chỉ tiêu thụ một lượng nhỏ các sản phẩm sữa, thịt và uống lượng rượu vừa phải; Nhóm còn lại không áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải nhưng được bổ sung thêm một lượng nhỏ vitamin D.
Chế độ ăn Địa Trung Hải được đánh giá là một trong những chế độ ăn tốt nhất cho sức khỏe
Vào thời điểm bắt đầu và kết thúc, các mẫu máu được lấy để kiểm tra các dấu ấn sinh học tuần hoàn. Hơn 600 người tham gia trên cả hai nhóm được đo mật độ xương được xương sống lưng và cổ xương đùi. Trong số những người tham gia này, chỉ có dưới 10% bị chứng loãng xương khi bắt đầu nghiên cứu. Sở dĩ chỉ còn hơn 600 tình nguyện viên vì nhiều người đã tự rút lui do không thể kiên trì áp dụng một chế độ ăn kéo dài 1 năm.
Tuy thử nghiệm chỉ kéo dài 12 tháng, nhưng nó cũng đã cho thấy sự khác biệt rõ rệt của các nhóm khi áp dụng chế độ ăn khác nhau.
Kết quả: Chế độ ăn uống không có tác động rõ rệt đối với những người tham gia có mật độ xương bình thường, nhưng nó có ảnh hưởng đến những người bị loãng xương.
Những người trong nhóm không áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải tiếp tục thấy sự sụt giảm mật độ xương thông thường liên quan đến tuổi tác, nhưng những người theo chế độ ăn Địa Trung Hải lại cho thấy sự gia tăng tương đương về mật độ xương ở cổ xương đùi. Cổ xương đùi là khu vực nối trục của xương đùi với đầu tròn, khớp với khớp hông.
Theo GS. Susan Fairweather-Tait tới từ Đại học Đông Anglia (Anh): “Cổ xương đùi là khu vực đặc biệt nhạy cảm đối với bệnh loãng xương. Xương đùi gãy có thể kéo theo gãy xương hông rất thường gặp ở người cao tuổi bị loãng xương”.
TS. Amy Jennings, đồng tác giả nghiên cứu này cho biết cần thêm các thử nghiệm trên nhóm những người bị loãng xương lớn hơn để xác nhận liệu chế độ ăn có thể tác động như thế nào đối với các khu vực khác của cơ thể.
Bình luận của bạn