- Chuyên đề:
- Khỏe & đẹp sau tuổi 35
Đậu nành vừa được cho là thủ phạm gây ung thư vú vừa ngừa tái phát ung thư vú
Sữa chua đậu nành – món ngon giúp điều hòa sinh lý nữ
Cắt buồng trứng có nên bổ sung estrogen?
Khi nào cần bổ sung estrogen?
Ăn gì để ngực to, mông nở mà người vẫn thon?
Đậu nành là một loại cây có nguồn gốc ở châu Á, nay được trồng ở nhiều nơi trên toàn thế giới. Đậu nành là loại thực phẩm rẻ, phổ biến, dễ sử dụng. Người ta có thể rang hạt đậu nành lên ăn hoặc chế biến nhiều kiểu như: Đậu phụ, miso, tempeh (đậu nành lên men), sữa đậu nành, sữa chua đậu nành, bột đầu nành). Bột đậu nành chứa nhiều protein được cho thêm vào nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn, từ bánh mì đến ngũ cốc ăn sáng để thêm năng lượng.
Mối liên quan giữa đậu nành và ung thư vú
Đậu nành có chứa một lượng cao isoflavones. Isoflavones thuộc về một nhóm các chất gọi là phytoestrogen (estrogen thực vật) có tác dụng tương tự như hormone estrogen trong cơ thể. Bởi vì estrogen đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển ung thư vú, vì thế, đã nảy sinh rất nhiều thắc mắc về mức độ rủi ro khi ăn đậu nành hay bột đậu nành.
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chỉ ra rằng isoflavone có hoạt động như estrogen, thúc đẩy tăng trưởng khối u. Chính vì vậy, các nhà khoa học đã lo lắng rằng, ăn nhiều đậu nành hoặc isoflavone có thể gây ung thư vú.
Đậu nành được cho là thủ phạm gây ung thư vú
Tuy vậy, cũng có nhiều nghiên cứu lại chỉ ra đậu nành giúp làm giảm nguy cơ tái phát ung thư vú.
Một phân tích kết hợp dữ liệu từ 3 nghiên cứu dài hơi về những phụ nữ mắc ung thư vú ở châu Á và phương Tây cho thấy: Những phụ nữ ăn ít nhất 10mg đậu nành mỗi ngày sau khi được chẩn đoán ung thư vú đã giảm 25% nguy cơ tái phát bệnh so với những người ăn ít hơn 4mg mỗi ngày. Tuy vậy, đậu nành không được khuyến cáo như một cách để ngăn ngừa sự phát triển hay tái phát của ung thư vú. Bởi các nhà khoa học nghi ngờ rằng, có thể những phụ nữ ăn nhiều protein thực vật thì khỏe mạnh hơn là những người không ăn.
Có nên ăn đậu nành nữa hay thôi?
Tranh cãi về đậu nành gây ung thư vú hay kìm hãm sự tái phát của ung thư vú đến nay vẫn còn chưa ngã ngũ. Nhưng theo Giáo sư, bác sỹ Komen Scholar – Trường Đại học Y khoa Kansas (Hoa Kỳ), người đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về mối liên quan giữa đậu nành và ung thư vú, ăn một lượng vừa phải đậu nành hay các chế phẩm từ đậu nành không làm tăng nguy cơ ung thư, ngược lại còn rất tốt với sức khỏe của phụ nữ.
Đậu nành có nhiều chất xơ, các loại dầu lành mạnh và protein. Cắt giảm lượng protein từ động vật chuyển sang chế độ ăn protein từ thực vật với các loại trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt gồm các loại đậu (đậu đen, đậu phộng, đậu nành) có lợi cho sức khỏe tổng thể, và cũng giúp kiểm soát cân nặng – một yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc ung thư vú, và lo lắng về bất kỳ tác dụng phụ nào của isoflavone, hãy hỏi ý kiến bác sỹ, chuyên gia dinh dưỡng trước khi ăn.
Nên ăn bao nhiêu đậu nành, chế phẩm từ đậu nành? Người Nhật tiêu thụ trung bình khoảng 8 – 9gr protein đậu nành mỗi ngày. Nhưng theo khuyến cáo của Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), mỗi người nên tiêu thụ dưới 25gr đậu nành mỗi ngày. |
Với phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh muốn bổ sung phytoestrogen, thay vì dùng đậu nành có thể chuyển sang sử dụng các thực phẩm khác như mầm cải củ, súp lơ xanh… Tiện lợi hơn, có thể dùng thực phẩm chức năng chiết xuất từ các thảo dược này và hoạt chất sinh học Pregnenolone – tiền hormone sinh dục kích thích cơ thể tự sản sinh các hormone estrogen và progesterone thiếu hụt, nhờ vậy sẽ cân bằng “cội nguồn” nội tiết tố nữ.
An An H+
Bình luận của bạn