- Chuyên đề:
- Thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể
Nên và không nên ăn gì khi bị thoái hóa điểm vàng?
40% người trên 75 tuổi có dấu hiệu thoái hóa điểm vàng
Hướng điều trị mới nhờ phát hiện gene dẫn tới thoái hóa điểm vàng
Ăn nhiều chất béo dễ gây mù lòa?
Bị thoái hóa điểm vàng vì nguyên nhân không ngờ này
Thoái hóa điểm vàng (hoàng điểm) tuy không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng nếu không được chữa trị sớm thì sẽ dẫn tới suy giảm thị lực. Điều này không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mà còn gây ra nhiều biến chứng khôn lường, bao gồm:
Trầm cảm và lo âu: Ước tính có khoảng 1/3 trường hợp mắc thoái hóa điểm vàng có dấu hiệu trầm cảm, lo âu. Đó là do bệnh nhân không thể tự mình làm một số công việc hằng ngày và cảm giác bị lệ thuộc vào người khác khiến họ có tâm lý tự ti, lo lắng, lâu dần dẫn đến chứng trầm cảm.
Ảo giác: Ước tính khoảng 1/10 bệnh nhân bị biến chứng này. Do thoái hóa điểm vàng ngăn cản tiếp nhận các kích thích thị giác khiến não bộ phải bù đắp lại bằng cách tạo ra những hình ảnh tưởng tượng hoặc sử dụng các hình ảnh lưu trữ trong bộ nhớ của bạn. Ảo giác mà bạn trải qua có thể là hình ảnh của một gương mặt, một vật hoặc khung cảnh hoàn toàn không có thật. Những hình ảnh này có màu sắc hoặc chỉ là hình ảnh đen trắng và kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
Mù lòa: Sự suy giảm thị lực hoàn toàn và không hồi phục khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ mù lòa vĩnh viễn.
Để điều trị thoái hóa điểm vàng, ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng nêu trên, bệnh nhân cần chú ý tuân thủ theo những lời khuyên của bác sỹ về chế độ ăn uống.
Tìm hiểu chỉ dẫn chế độ ăn uống giúp điều trị/hỗ trợ điều trị thoái hóa điểm vàng tự nhiên trong infographic dưới đây:
Biết Tuốt H+
Gợi ý sản phẩm: Minh nhãn Khang - Thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng
Bình luận của bạn