- Chuyên đề:
- Kinh nghiệm nuôi con
Đột quỵ do túi phình mạch máu não là trường hợp hiếm gặp ở trẻ nhỏ
Đột quỵ ở trẻ em nguy hiểm hơn người lớn
Khánh Hòa: Phẫu thuật thành công túi phình động mạch não
Hồi sinh nhờ phương pháp bít túi phình động mạch não bằng lò xo
Cảnh báo: Đột quỵ ở người trẻ tuổi đang gia tăng
Đột quỵ ở trẻ nhỏ
Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố TP.HCM, các bác sỹ Khoa Cấp cứu đã làm xét nghiệm và chụp CT sọ não, ghi nhận bé trai 3 tuổi có dấu hiệu xuất huyết dưới nhện rất nhiều.
Sau khi được hồi sức ổn định, bệnh nhi được chụp DSA (chụp mạch số hóa xóa nền) để tìm nguyên nhân gây đột quỵ. Kết quả cho thấy nguyên nhân xuất huyết não của bệnh nhi là do túi phình mạch máu não.
Sau khi tiến hành hội chẩn, các bác sỹ quyết định đặt stent chuyển dòng cho bệnh nhi để tắc hoàn toàn túi phình. Đây là một phương pháp điều trị kỹ thuật cao đã được triển khai tại bệnh viện 2 năm nay, bệnh nhi không cần phải phẫu thuật.
Bác sỹ Huỳnh Hữu Danh - Khoa Ngoại thần kinh (Bệnh viện Nhi đồng Thành phố) tiến hành luồn ống thông vào trong mạch máu của bệnh nhi qua lỗ rất nhỏ ở ngoài da, đi theo các mạch máu đến vị trí túi phình, sau đó thả stent chuyển dòng gây tắc túi phình. Tối ngày 5/1, bé đã ổn định sức khoẻ, chuẩn bị được xuất viện.
Túi phình mạch máu não là gì?
Theo Tiến sỹ Phạm Đình Đài - Khoa đột quỵ não Bệnh viện 103, phình mạch máu não rất nguy hiểm khi thành mạch tại một vị trí trở nên yếu, vỡ gây chảy máu não. Phình mạch dạng túi là khối phình mạch máu hình như quả dâu, hầu hết xuất hiện ở các nhánh mạch chẽ đôi.
Hình ảnh phình mạch máu não dạng túi
Phình mạch túi là một trong những bệnh lý gây tử vong hàng đầu ở người cao tuổi. Tăng huyết áp, thói quen uống nhiều rượu, hút thuốc lá và một số nguyên nhân khác (nấm ký sinh, nhiễm khuẩn, chấn thương, nghiện ma tuý) làm tăng nguy cơ phình mạch túi ở người trưởng thành.
Phình mạch não hiếm gặp ở trẻ em và hầu như không bao giờ xảy ra ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các bệnh lý túi phình mạch máu não đang dần xuất hiện ở tuổi trẻ hơn. 3 tuổi chính là độ tuổi trẻ nhất mắc bệnh túi phình mạch máu não đã được ghi nhận.
Triệu chứng của bệnh đột quỵ ở trẻ em cũng giống như người lớn, đó là méo miệng, yếu tay chân và không nói được, thậm chí nhanh chóng hôn mê, co giật khi xuất huyết não nhanh chóng.
Phình động mạch não nguy hiểm nếu vỡ hoặc chèn ép các tổ chức xung quanh. Khi bị vỡ phình mạch, người bệnh có nhiều biểu hiện như: Đau đầu dữ dội, nôn, buồn nôn, liệt, lơ mơ và hôn mê nếu chảy máu nhiều, chèn ép dây thần kinh số III gây sụp mi mắt, chèn ép dây thần kinh số II gây mờ mắt hoặc mù…
Theo bác sỹ Danh, do bệnh rất hiếm nên dễ chẩn đoán nhầm sang bệnh lý khác, đặc biệt là viêm màng não. Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời, trẻ có nguy cơ tàn tật rất cao, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Bình luận của bạn